Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 1, 2, 3 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1, 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1 + 2 + 3

 

Câu 1: Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?

 A. Đờn ca tài tử.

  • B. Dân ca ví, dặm.
  • C. Nhã nhạc cung đình.
  • D. Dân ca quan họ.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

  • A. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.
  • B. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,...
  • C. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.
  • D. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hiếu học.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Ích kỉ.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
  • C. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
  • D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 5: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ:

  • A. đời này sang đời khác.
  • B. nơi này sang nơi khác.
  • C. tỉnh này sang tỉnh khác.
  • D. vùng này sang vùng khác.

 

Câu 6: Truyền thống quê hương là gì?

  • A. Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.
  • B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
  • C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..
  • D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..

Câu 7: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như:

  • A. Dũng cảm, bất khuất.
  • B. Yêu thương con người, tương thân tương ái.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây ?

  • A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
  • B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Câu 9: Thường xuyên chú ý tới người khác là nội dung khái niệm nào sau đây?

  • A.   Yêu thương.
  • B.   Quan tâm.
  • C.   Nhân ái.
  • D.   Cảm thông.

Câu 10:  Điền vào chỗ trống: “Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp....”

  • A.   tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
  • B.   thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
  • C.   đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
  • D.   thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

Câu 11: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi,

việc làm cụ thể như:

  • A. An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe.
  • B. Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
  • C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội.
  • D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.
  • B.   Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
  • C.   Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.
  • D.   Đối với bài tập nhóm luôn hoàn thành đúng hạn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
  • D. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 14: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

  A. Học tập tự giác , tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước

    của bản thân .

  B. Trong mọi hoàn cảnh đều nên cố gắng hoàn thiện mục tiêu học tập đã đặt ra.

  C. Chỉ cần tự giác , tích cực với môn học mình yêu thích là được .

  D. Để mở rộng kiến thức , rèn luyện các kĩ năng cho bản thân , chúng ta cần phải học tập tự giác , tích cực .

 

Câu 15: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

  • A. Đồng hành với việc làm của người đó.
  • B. Biết và hiểu được cảm xúc của người đó.
  • C. Chế nhạo những việc làm của người đó.
  • D. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 16: Học sinh thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ qua các hoạt động nào sau đây?

  • A. Ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt.
  • B. Cho bạn sao chép bài trong giờ kiểm tra
  • C. Lao động cần cù.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 17: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.
  • B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.
  • C. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
  • D. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

 

Câu 18: Hiếu học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập.  Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, Hiếu đều giảng giải để giúp bạn hiểu bài.  Tuy nhiên, trong giờ kiểm tra, Hiếu rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?

  • A. Cho các bạn khác chép bài vì đó thể hiện là một người biết chia sẻ với khó khăn của bạn bè.
  • B. Không có bạn chép vì sẽ làm cho các bạn ỷ lại, không có ý thức tự giác tích cực trong học tập
  • C. Cho các bạn khác chép vì muốn giúp bạn có thể làm bài tốt hơn
  • D. Phương án B, C đúng

Câu 19: Mỗi khi sang nhà Thành chơi, thấy Thành cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, Hoa liền nói:  "Cậu ngốc quá ! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm.  Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". Nếu em là Thành, em sẽ nói gì với Hoa?

  • A. Mặc dù đây không phải bài cô giao nhưng làm bài sẽ giúp chúng ta luyện tập, tích lũy thêm kiến thức.
  • B. Đồng ý với Hoa và cho rằng làm thêm bài tập chỉ tốn thêm thời gian.
  • C. Tạm thời không làm bài tập nữa và rủ Hoa cùng đi chơi
  • D. Phương án B, C đúng

Câu 20: Huấn được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.  Có bạn hỏi “ bí quyết ” của Huấn để có thể làm được như vậy, Huấn trả lời:“ Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép.  Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập".  Em có tán thành với cách học của Huấn không ? Vì sao ?

  • A. Đồng tình với cách học của Huấn vì đó là hình thức học tập giúp chuẩn bị bài tập một cách nhanh chóng.
  • B. Đồng tình với cách học của Huấn vì đó là hình thức học tập hiệu quả
  • C. Không đồng tình với cách học của Tuấn vì đó là hình thức học tập chống đối.
  • D. Không đồng tình với cách học của Tuấn vì đó thể hiện chưa tự giác tích cực trong học tập, Tuấn cần chủ động tiếp thu kiến thức.

 

Câu 21: Gia đình Ông Phong muốn truyền lại nghề vẽ tranh dân gian cho anh Thành là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ của anh Thành lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh Thành thể hiện:

  • A. Có lối sống theo hướng hiện đại..
  • B. Có tư duy đổi mới, bắt kịp xu thế.
  • C. Không có ý thức phát huy nghề truyền thống.
  • D. Có ý thức phát huy nghề truyền thống.

Câu 22: Bà Hoa là chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Nha Trang. Khi bán hải sản cho khách hàng, bà Hoa luôn cân đúng trọng lượng, niêm yết giá cả rõ ràng. Thấy vậy, bà Phúc ( chị gái của bà Hoa ) không đồng tình, bà Phúc cho rằng : kinh doanh mà thật thà như thế thì không thu được nhiều lợi nhuận. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ hành động gây tỗn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương ?

  • A. Không có nhân vật nào.
  • B. Bà Hoa.
  • C. Bà Phúc.
  • D. Bà Hoa và bà Phúc.

 

Câu 23: Em hãy cho biết câu ca dao: “Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.” thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Truyền thống nhân nghĩa.
  • B. Thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ
  • C. Truyền thống nhân nghĩa.
  • D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

Câu 24: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.
  • B. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương.
  • C. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.
  • D. Cả B và C đúng.

Câu 25: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào ?

  • A. Truyền thống yêu nước.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay