Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9 + 10

Câu 1: Câu tục ngữ "Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
  • B. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • C. Anh, em phải lo cho nhau.
  • D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

  • A. Cha mẹ và con cái
  • B. Anh chị em.
  • C. Ông bà và con cháu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 3: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là?

  • A. Nuôi dạy con.
  • B. Cho con đi học.
  • C. Dạy con học bài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 4: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà là?

  • A. Dạy cháu điều hay lẽ phải.
  • B. Chăm sóc các cháu.
  • C. Dạy các cháu cách ứng xử, giao tiếp với người ngoài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 5: Bố và mẹ bất đồng quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

  • A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
  • B. Bố mẹ không tôn trọng con.
  • C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
  • D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Câu 6: “Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

  • A. Có. Vì hiện nay, điện thoại rất phổ biến, nếu có biến cố gì xảy ra thì học sinh có thể gọi cho bố mẹ, nên không học sinh không nên giữ tiền.
  • B. Có. Vì luật pháp Việt Nam không cấm một người ở độ tuổi học sinh không được giữ tiền.
  • C. Không. Vì trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người.
  • D. Không. Vì học sinh biết giữ tiền cẩn thận nhưng lại hay chi vào những việc không cần thiết.

Câu 7: “Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

  • A. Có. Vì chi tiêu tiền một cách không tiết kiệm sẽ khiến người tiêu tiền sa đà vào tệ nạn xã hội.
  • B. Không. Vì tiết kiệm tiền chỉ dành cho người có thu nhập thấp, nếu tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến nợ nần.
  • C. Không. Vì tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền.
  • D. Cả B và C.

Câu 8: “Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

  • A. Có. Vì biết quản lí tiền và cuộc sống đầy đủ là hai phạm trù nhân – quả được xác lập trong học thuyết Marx – Lenin và được chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên.
  • B. Có. Vì ý kiến này cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lí tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.
  • C. Không. Vì biết quản lí tiền chỉ là một yếu tố nhỏ nhoi để một người có thể thành công. Bằng chứng có thể thấy là rất nhiều người tiên tiền lãng phí vẫn có một cuộc sống đầy đủ.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Ta có thể đồng tình với hành vi của nhân vật nào trong các trường hợp dưới đây?

  • A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
  • B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
  • C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...
  • D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Câu 10: “Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.” Em có nhận xét gì về việc làm của K?

  • A. Việc làm của K thể hiện rõ nét nguyên tắc sự dụng tiền hiệu quả.
  • B. Việc làm của K cho thấy tầm nhìn mang tính chiến lược của K trong việc tiết kiệm tiền để mưu đồ đại sự.
  • C. Việc làm của K là không nên. Ăn sáng là một việc cần thiết để đảm bảo sức khoẻ. K không nên chỉ vì thích thú một cuốn truyện mà không quan tâm đến sức khoẻ.
  • D. Việc làm của K làm bà bán xôi mất đi một khách hàng, nhưng lại giúp nhà sách có thêm một khách hàng.

Câu 11: “Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.” Em có nhận xét gì về việc làm của H?

  • A. Việc làm của H thể hiện H là một con người chịu chơi, không vì tiếc rẻ mấy đồng tiền tiêu vặt mà làm bản thân mất vui.
  • B. Việc làm của H là không thể chấp nhận được. H đã sử dụng tiền một cách quá phung phí, không có mục tiêu, kế hoạch.
  • C. Việc làm của H sẽ khiến H rất vào tình trạng nợ nần, ảnh hưởng đến học tập, gia đình và người thân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: “Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.” Em có nhận xét gì về việc làm của Q?

  • A. Việc làm của Q tuân thủ nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Điều này giúp ích rất nhiều cho Q trong tương lai.
  • B. Việc làm của Q cho thấy ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
  • C. Việc làm của Q sẽ đem đến cho Q một khoản tiền khổng lồ sau này, lúc đó Q có thể mua xổ số kiếm bộn tiền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: “Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.” Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Em sẽ nói cho H hiểu rằng trà sữa không cần thiết vào lúc này lắm, chúng ta không nên tốn tiền vào việc đó.
  • B. Em sẽ nói với H là không có tiền còn bày đặt mua trà sữa.
  • C. Em sẽ cho H mượn tiền, vì là bạn với nhau, có mấy đồng mua trà sữa mà không cho nhau mượn được thì đó không phải là một tình bạn đẹp.
  • D. Em sẽ mua trà sữa nhưng không cho H uống.

Câu 14:Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của G thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.”

Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

  • A. Em sẽ nói với G rằng mình không có tiền đủ để trả cho bạn, bao giờ mình có thì mình trả, mà bao giờ mình có thì mình chưa biết.
  • B. Em sẽ không gặp mặt G nữa để quỵt luôn số tiền vay của G.
  • C. Em sẽ trả một phần số tiền mẹ cho để trả G, hứa với G sẽ trả nốt trong 1, 2 tháng tới và để lại một phần để chi tiêu.
  • D. Em sẽ trả hết cho G còn bản thân mình thì có gắng không chi tiêu trong tháng này.

Câu 15: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Theo em, hành vi của D có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  • A. Có vì D rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • B. Có vì D tham gia đánh bạc và rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • C. Không vì D không gây thương tích gì cho K.
  • D. Không vì pháp luật không có quy định nào về việc rủ rê người khác đánh bạc.

Câu 16: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?

  • A. Em sẽ nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc các cơ quan chức năng.
  • B. Em sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, nếu bị thương thì D sẽ không dám tiếp tục ép buộc nữa.
  • C. Em sẽ vào chơi và chơi thắng tất cả.
  • D. Cờ bạc không được nhà nước quy định là một tệ nạn.

Câu 17: “Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook”. Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cùng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bầm vùng thái dương hai bên.”

Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.

  • A. Đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8
  • B. Đăng clip sỉ nhục nữ sinh lớp 8 lên mạng
  • C. Chỉ đứng nhìn xem vụ đánh nhau mà không can ngăn.
  • D. Cả A và B.

Câu 18: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng. Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên?

  • A. Việc đứng nhìn của các bạn đó là mấu chốt trong việc đưa đoạn clip trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
  • B. Việc đứng nhìn của các bạn đó thể hiện thái độ thờ ơ, lãnh đạm, hoặc coi đánh nhau như thế là một trò hay. Đây là một việc làm đáng lên án.
  • C. Việc đứng nhìn của các bạn đó tạo nên một bối cảnh phù hợp với xã hội Việt Nam và tâm lí chung của học sinh trung học. Đây là một việc làm đáng khích lệ.
  • D. Cả A và C.

Câu 19: Hình ảnh dưới đây nói về tệ nạn xã hội nào?

  • A. Nghiện game
  • B. Cờ bạc
  • C. Nghiện ma tuý
  • D. Nghiện rượu bia

Câu 20: Hậu quả mà người mắc vào tệ nạn xã hội trong hình dưới đây đang phải gánh chịu là gì?

  • A. Độc thân
  • B. Tổn thương về tinh thần
  • C. Tổn thương về thể xác
  • D. Cả B và C.

Câu 21: Pháp luật nước ta quy định gì về tệ nạn ma tuý?

  • A. Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
  • B. Nghiêm cấm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
  • C. Người nghiện ma tuý bắt buộc phải đi cai nghiện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Pháp luật nước ta không quy định điều nào dưới đây trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
  • B. Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
  • C. Nghiêm cấm phụ huynh ép học sinh học tập quá mức quy định.
  • D. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm.

Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tệ nạn xã hội?

  • A. Thiếu hiểu biết
  • B. Ham chơi, đua đòi
  • C. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
  • B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
  • C. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học
  • D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước

Câu 25: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

  • A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.
  • B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.
  • C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.
  • D. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ.

Câu 6: Trong gia đình con cái có quyền gì?

  • A. Được cha mẹ giao phó công việc chăm sóc gia đình.
  • B. Được chơi game, bỏ bê học hành.
  • C. Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng.
  • C. Được hành hạ cha mẹ.

Câu 7: Trong gia đình con cái có bổn phận gì?

  • A. Chiều lòng bố mẹ, nghe theo tất cả những gì bố mẹ yêu cầu.
  • B. Phải chấp nhận mọi ràng buộc của cha mẹ.
  • C. Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay