Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ1 bài 3: Hoà đồng và hợp tác với các bạn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 3: Hoà đồng và hợp tác với các bạn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn là?

A. Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến

B. Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất

C. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Cách hợp tác với các bạn có thể là?

A. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ

B. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

C. Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Các cách để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn là?

A. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn

B. Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Cách hợp tác với thầy cô có thể là?

A. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

C. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

D. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.

Câu 5: Một trong những cách hợp tác với thầy cô để giải quyết những vấn đề nảy sinh là?

A. Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn

B. Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm

C. Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt

D. Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.

Câu 6: Những cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh như

A. Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

B. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Những tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đó là?

A. Yêu thương

B. Tôn trọng

C. Chia sẻ

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.

D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Câu 9: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí tôn trọng được hiểu là?

A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.

C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

D. Cả A, B, C

Câu 10: Mục đích của việc thiết kế “Sổ tay niệm vui tình bạn” là gì?

A. Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể

B. Bổ sung những câu chuyện tình bạn của các em vào cuống sổ và giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về cách phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

A. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.

B. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần giữ khoảng cách với thầy cô

C. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần không nên giao tiếp với nhiều bạn

D. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần kì thị sự khác biệt.

Câu 2: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?

A. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước.

B. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”

C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B đều đúng

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng về cách hợp tác với bạn bè?

A. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn

B. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

C. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn

B. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô

C. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với các cách hợp tác với thầy cô?

A. Cách hợp tác với thầy cô có thể là xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.

B. Cách hợp tác với thầy cô có thể là tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

C. Cách hợp tác với thầy cô có thể là sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

D. Cách hợp tác với thầy cô có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

B. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ

C. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng?

 A. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

B. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thân thiện, cởi mở với các bạn.

C. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn

D. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự không hòa đồng?

A. Cho các bạn mượn đồ dùng học tập

B. Trò chuyện cùng với các bạn

C. Tách biết so với tập thể lớp

D. Giúp đỡ các bạn trong học tập

Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự hòa đồng?

A. Không tham gia các hoạt động nhóm, tham quan dã ngoại cùng tập thể.

B. Trò chuyện cùng với các bạn

C. Tách biết so với tập thể lớp

D. Cả A. B, C

Câu 3: Đầu năm học, lớp em có một bạn học sinh mới chuyển đến. Bạn chưa quen nên hầu như không nói chuyện với ai. Nếu em là bạn lớp với bạn học sinh đó, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ chủ động bắt chuyện với bạn

B. Em sẽ giúp đỡ bạn làm quen với các bạn trong lớp

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu  4: Giả sử, lớp em tổ chức buổi tham quan dã ngoại. Một số bạn không muốn tham gia. Em có lời khuyên gì cho các bạn?

A. Em sẽ trò chuyện với bạn để hỏi lí do bạn không muốn tham gia

B. Em sẽ tìm cách giúp đỡ bạn nếu như bạn gặp khó khăn không thể tham gia được.

C. Em sẽ thuyết phục bạn tham gia cùng cả lớp.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Cô giáo chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một dự án học tập và báo cáo kết quả sau một tuần. Trong nhóm em, một số bạn muốn hoàn thành dự án mà không cần sự tham gia của các bạn khác. Em có lời khuyên gì cho các bạn?

A. Em sẽ khuyên các bạn nên làm theo nhóm chung, chủ động bày tỏ mong muốn được tham gia dự án cùng các bạn. Nếu các bạn từ chối và vẫn làm dự án theo cá nhân, em sẽ trao đổi lại với cô giáo để cô phân công nhiệm vụ phù hợp.

B. Bởi vì các bạn từ chối và làm dự án theo cá nhân nên em sẽ tôn trọng ý kiến của các bạn. Em sẽ chủ động tách các bạn khỏi nhóm và phân công lại nhiệm vụ.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Nga rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Nga luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Nga học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Nga, động viên và khuyến khích Nga cùng tham gia các hoạt động trong lớp.

B. Phân công cho Nga những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong các giờ học, Quân sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Quân chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quân luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Quân, em sẽ làm gì?

A. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán

B. Khuyên Quân nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân

C. Khuyên Quân tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp.

D. Tất cả các cách trên.

Câu 2: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ

B. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Linh đang làm thí nghiệm thì Linh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Linh, em sẽ đề xuát với Linh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

A. Nghiêm khắc nhắc nhở Linh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.

B. Chỉ trích Linh vì việc làm của Linh làm ảnh hường đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

C. Nhẹ nhàng nhắc Linh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Linh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

D. Phương án khác.

=> Giáo án HĐTN 7 cánh diều tiết: HĐGD tuần 3 - Hòa đồng và hợp tác với các bạn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay