Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ2 bài 1: Khám phá bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 bài 1: Khám phá bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Những môn học em có điểm mạnh là những môn
A. Em mệt mỏi khi học
B. Em cảm thấy hứng thú khi học
C. Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học
D. Em khó tập trung khi học
Câu 2: Khi gặp khó khăn trong những môn học, học sinh có thể
A. nhờ thầy cô giảng lại những phần nội dung em còn khó hiểu.
B. trao đổi cách làm bài cùng các bạn, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn học tốt trong lớp.
C. làm đầy đủ bài tập về nhà, ôn tập thật kĩ phần kiến thức mình còn chưa nắm chắc.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà học sinh gặp khó khăn?
A. Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh
B. Sắp xếp thời gian học tập phù hợp, phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn
C. Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học
D. Cả A, B, C
Câu 4: Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân
C. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Câu 5: Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
C. Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Câu 6: Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
C. Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình
D. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Câu 7: Một số điểm mạnh của học sinh trong học tập như
A. Trung thực, không quay cóp trong giờ kiểm tra.
B. Mạnh dạn xung phong trả lời
C. Ghi chép nhanh, đầy đủ, sẵn sàng hỏi lại giáo viên khi chưa hiểu…
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Một số điểm yếu của học sinh trong học tập như
A. Nói chuyện riêng trong lớp học
B. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
C. Dễ nóng tính
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Một số điểm mạnh của học sinh trong cuộc sống như
A. Vui vẻ, hòa đồng với mọi ngườ
B. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
C. Tự tin trước đám đông
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Một số điểm hạn chế của học sinh trong cuộc sống như
A. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
B. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
C. Tự tin trước đám đông
D. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Ý nào sau đây là đúng về các cách xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân?
A. Lập kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân.
B. Chia sẻ kế hoạch với thầy cô, bạn bè người thân trong gia đình và lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người
C. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đó là?
A. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn.
B. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn đi làm đúng giờ
C. Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn sáng tạo và kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bước thứ nhất trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là so sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
C. Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình
D. Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần kiên trì rèn luyện theo kế hoạch tự hoàn thiện bản thân đã xây dựng.
B. Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân trong quá trình tự hoàn thiện bản thân.
C. Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần ghi lại những kết quả em đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách hoàn thành bài tập ngay sau giờ học.
B. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách luôn soạn bài các môn đầy đủ
C. Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách đọc và tìm hiểu bài
D. Cả A, B, C
Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người
B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cách khắc phục đối với khó khăn trong việc sắp xếp thời gian biểu đó là
A. Tạo lập một thời gian biểu phù hợp với bản thân mình. Mỗi ngày sẽ thực hiện các hoạt động theo trình tự của thời gian biểu.
B. Thường xuyên xung phong phát biểu trong giờ học và các hoạt động nhóm.
C. Ôn tập kĩ kiến thức trên lớp và làm thêm bài tập
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Trong các giờ học, Quân sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Quân chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quân luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Quân, em sẽ làm gì?
A. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán
B. Khuyên Quân nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân
C. Khuyên Quân tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân Tiến cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp.
D. Tất cả các cách trên.
Câu 3: Cách khắc phục khi em thưởng xuyên có cảm xúc tiêu cực đó là?
A. Tích cực luyện tập các dạng bài tập nhiều hơn
B. Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình
C. Học thuộc bài mỗi ngày
D. Cả A, B, C
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tôn trọng sự khác biệt với mọi người?
A. Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
B. Đối xử không bình đẳng vì lí do giới tính
C. Không kì thị giữa các dân tộc và phân biệt địa vị xã hội
D. Không chê bai ngoại hình của người khác
Câu 5: Nhận biết được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân sẽ giúp chúng ta
A. Rèn luyện để trở thành phiên bản hoàn thiện hơn
B. Mở rộng mối quan hệ bạn bè
C. Cả A, B
D. Đáp án khác
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Các em hãy chia thành một nhóm cùng nhau chơi trò “Tôi trong mắt bạn bè”. Mỗi bạn chuẩn bị một tờ giấy viết những điều tích cực đáng khen và điều cần cải thiện của bạn. Sau khi nghe những nhận xét tích cực và hạn chế về bản thân, em cần làm gì?
A. Ghi nhận những nhận xét tích cực và hạn chế. Những điểm tốt thì phát huy thêm và khắc phục những điều còn hạn chế. Mỗi bạn sẽ có những đánh giá chủ quan khác nhau dựa trên sự quan sát riêng, trước những nhận xét khác biệt em nên lắng nghe và chia sẻ quan điểm của mình.
B. Mỗi bạn sẽ có những đánh giá chủ quan khác nhau dựa trên sự quan sát riêng, vì vậy chúng ta không cần thiết phải thay đổi theo ý kiến của một người khác.
C. Lắng nghe tất cả những nhận xét tích cực và hạn chế về bản thân mình và cố gắng thay đổi để làm vừa lòng tất cả mọi người.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Khi ghi lại nhật kí rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân, em cần lưu ý những nội dung nào sau đây?
(1) Tên việc cần rèn luyện
(2) Thời gian bắt đầu thực hiện
(3) Thời gian dự kiến hoàn thành
(4) Cách thực hiện
(5) Ghi chép của từng ngày như: Việc đã làm; Mức độ hoàn thành; Những khó khăn và cách khắc phục; Cảm nhận của bản thân
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3), (4), (5)
D. (3), (4), (5)
=> Giáo án HĐTN 7 cánh diều tiết: SHDC chủ đề 2 - Em đang trưởng thành