Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều Chủ đề 6 Bài 3:Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6_Bài 3_Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNHBÀI 3: CHI TIÊU HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Tiết kiệm tiền là như thế nào?
A. Dùng tiền vào mục tiêu chính đáng
B. Kiếm ra đến đâu tiêu hết đến đó
C. Kiểm soát chi tiêu, dùng tiền vào mục đích chính đáng, để dư ra một khoản tiền dự trù
D. Mua bán vô độ các đồ dùng mà mình thích
Câu 2: Việc làm nào sau đây giúp chúng ta có thể kiểm soát được chi tiêu?
A. Mua sắm đồ trên các trang mạng trực tuyến
B. Lập kế hoạch chi tiêu
C. Sưu tầm các bộ truyện tranh yêu thích
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Khi muốn mua một đồ vật em cần làm gì?
A. Không cần tìm hiểu giá tiền
B. Dự kiến số tiền cần chi
C. Không tính toán số tiền phải trả
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Nếu có tiền tiết kiệm, em có thể làm gì?
A. Tổ chức sinh nhật
B. Chi cho sở thích của bản thân
C. Mua đồ dùng học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Khoản chi tiêu nào sau đây nên được ưu tiên?
A. Mua quà sinh nhật cho bạn
B. Mua sách, vở
C. Mua bộ truyện tranh yêu thích
D. Mua sắm đồ đi chơi cùng bạn bè
Câu 6: Em nên tiết kiệm như thế nào?
A. Lên danh sách những thứ cần thiết phải mua
B. Cân nhắc, so sánh giá cả để tìm được sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất
C. Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích, bỏ lợn các khoản tiền được thưởng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Đâu không phải là hình thức tiết kiệm tiền hợp lí?
A. Liệt kê các khoản cần chi tiêu
B. Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào phải suy nghĩ thật kĩ xem bản thân có thực sự cần chúng hay không
C. Mua đồ mới thay vì tận dụng, tái chế các đồ dùng cũ
D. Ghi lại chi tiêu hằng ngày
Câu 8: Khi lên kế hoạch cho một khoản chi tiêu, em cần lưu ý điều gì?
A. Dự kiến số tiền cần chi trả, thời gian sẽ thực hiện khoản tiêu dùng đó
B. Dự tính số tiền lớn nhất mà mình có
C. Có thể kiếm được tiền từ đâu
D. Bố mẹ có giúp đỡ trong khoản chi tiêu này hay không
Câu 9: Đâu là thứ tự chi tiêu được ưu tiên đối với học sinh?
A. Sách vở à Sở thích của bản thân
B. Truyện tranh à Mua quà đi dự sinh nhật à Mua đồ dùng học tập
C. Tổ chức sinh nhật à Mua sách vở
D. Mua quà đi dự sinh nhật à Mua đồ dùng học tập à Sở thích cá nhân
Câu 10: Các khoản chi tiêu nào sau đây là chưa hợp lý?
A. Mua đồ ăn vặt
B. Mua đồ chơi
C. Đi chơi điện tử
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao quy tắc “trì hoãn” trong chi tiêu lại cần thiết?
A. Vì giúp chúng ta tiết kiệm tiền
B. Vì trì hoãn giúp chúng ta có thời gian nhìn nhận về thứ mình chuẩn bị chi tiêu có chính đáng hay không
C. Vì trì hoãn đã thuộc vào nguyên tắc thì tất yếu nó cần thiết
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Vì sao em nên có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức sinh nhật cho bản thân?
A. Vì cả năm mới có một lần được tổ chức sinh nhật
B. Vì thêm một tuổi mới nên ai cũng háo hức được đón sinh nhật bên cạnh những người thân yêu
C. Vì lên kế hoạch cụ thể giúp chúng ta thống kê được chi tiết số tiền mà mình bỏ ra để có thể thêm thắt, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng chi trả
D. Vì đối với mỗi người sinh nhật là dịp cả gia đình được ngồi lại, cùng chia sẻ về những điều tuyệt vời trong cuộc sống
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chi tiêu hợp lí thể hiện sự quý trọng tiền bạc
B. Lập kế hoạch chi tiêu làm chúng ta tốn thêm thời gian vào việc thống kê các khoản chi tiêu hằng ngày
C. Lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện giúp chúng ta có nhiều tiền hơn để cho cho các khoản chi tiêu đó
D. Cần ưu tiên các khoản chi tiêu làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái trước
Câu 4: Vì sao em nên ưu tiên việc mua đồ dùng học tập và mua sách vở?
A. Vì đồ dùng học tập và sách rẻ
B. Vì đồ dùng học tập và sách đắt
C. Vì đồ dùng học tập là những thứ thiết yếu để em có thể học tập tốt hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Các khoản chi tiêu hợp lí sẽ giúp ích điều gì cho chúng ta?
A. Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian cho chúng ta
B. Giúp chúng ta không tốn thời gian lập các kế hoạch cụ thể
C. Giúp chúng ta nắm được những sự kiện cần chi tiêu trong gia đình
D. Giúp chúng ta có thêm nhiều khoản chi tiêu chính đáng hơn
Câu 6: Để có thể lập kế hoạch tổ chức sinh nhật cho mẹ thì em cần làm gì?
A. Xác định thười gian, địa điểm tổ chức sinh nhật
B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Sinh nhật mẹ em thì em cần làm gì?
A. Chuẩn bị bánh
B. Chuẩn bị quà
C. Trang trí và tổ chức
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em dự kiến tiêu như thế nào?
A. Mua tất cả các đồ mà em yêu thích
B. Mua các đồ dùng quan trọng
C. Sắp xếp các khoản chi tiêu một cách hợp lí và sử dụng số tiền vào các mục đích chính đáng
D. Dùng để hết đồ dùng cho bản thân mình
Câu 3: Đâu các yêu cầu cần thiết để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền?
A. Thống kê các khoản chi mỗi tháng è Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi tháng è Lập kế hoạch chi tiêu è Tiết kiệm trước, chi tiêu sau è Áp dụng quy tắc “trì hoãn” mỗi khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu è Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mà mình có
B. Thống kê các khoản chi tiêu mỗi tháng è Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi tháng è Lập kế hoạch chi tiêu è Kiếm được đến đâu tiêu đến đó è Áp dụng quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu è Chi tiêu vượt định mức mà mình có thể chi trả
C. Thống kê các khoản chi tiêu mỗi tháng è Tiêu dùng theo ý thích của bản thân è Dùng các khoản tiền đi vay mượn để có thể thoải mái mua đồ dùng các nhân è Áp dụng quy tắc “trì hoãn” mỗi khi muốn chi iêu những việc không thiết yếu
D. Thống kê các khoản chi tiêu mỗi tháng è Lập kế hoạch cụ thể cho từng khoản chi tiêu è Dùng hết tất cả số tiền kiếm được trong một tháng è Tiêu dùng theo ý thích
Câu 4: Lan muốn mua bộ truyện tranh yêu thích nhưng Lan không có đủ tiền, Lan có thể tiết kiệm tiền bằng cách nào để có thể mua được bộ truyện?
A. Lan có thể xin mẹ tiền bộ truyện
B. Cố gắng học tập để nhận được phần thưởng cuối kì của nhà trường, tiết kiệm từ tiền tiêu vặt của bố mẹ cho hằng ngày
C. Xin mỗi người trong gia đình một ít tiền để có đủ tiền mua truyện
D. Ngỏ ý nhờ bạn bè giúp đỡ
Câu 5: Theo em hành động nào sau đây được đánh giá là biết kiểm soát chi tiêu?
A. Mua những vật dụng yêu thích của mình và không cần lo lắng về giá cả của chúng
B. Lên kế hoạch chi tiết cho từng khoản chi tiêu
C. Xin mẹ thêm tiền tiêu vặt hằng ngày vì số tiền như trước không đủ dùng
D. Mua quà thật lớn cho sinh nhật bạn dù tiền mình chưa có đủ
Câu 6: Việc chi tiết trong các khoản chi tiêu hằng ngày thể hiện chúng ta là người như thế nào?
A. Cẩn thận
B. Biết lắng nghe
C. Hà tiện
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Sắp tới trường em tổ chức đi du lịch, nhưng số tiền hiện tại xin từ gia đình cộng với số tiền em có vẫn chưa đủ để chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi, em phải làm như thế nào để có thể có đủ tiền đi du lịch cùng các bạn?
A. Hỏi vay bạn bè
B. Xin thêm tiền từ những người thân khác trong gia đình
C. Bớt lại tiền tiêu vặt hằng tháng để tiết kiệm, bán giấy vụn không sử dụng từ các năm học trước
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Nhà Nga hiện đang gặp khó khăn về kinh tế, việc đóng tiền học hằng tháng cho chị em Nga hiện tại trở thành một gánh nặng lớn đối với bố mẹ. Nga phải làm như thế nào để có thể giúp bố mẹ có thêm thời gian xoay xở tiền trong thời điểm hiện tại?
A. Nga có thể khuyên bố mẹ đi vay tiền để đóng tiền học cho hai chị em
B. Cùng bố mẹ đi làm thêm
C. Xin phép cô giáo được đóng tiền thành các khoản nhỏ
D. Tất cả các ý trên đều đúng