Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ1 bài 1: Tự hào trường em
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 1: Tự hào trường em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường được giới thiệu thông qua những hình thức nào sau đây?
A. Trưng bày sản phẩm
B. Thuyết trình
C. Biểu diễn nghệ thuật
D. Cả A, B, C
Câu 2: Mục tiêu của buổi tọa đàm với chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là gì?
A. Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường
B. Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường
C. Tích cực đề xuất những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Nội dung chính của buổi tọa đàm về chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là gì?
A. Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường
B. Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
Câu 5: Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường?
A. Truyền thống tốt đẹp của nhà trường là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển trường và mỗi cá nhân.
B. Phát huy truyền thống của nhà trường là một cách để giữ gìn những giá trị tốt đẹp, giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội học hỏi, rèn luyện.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 6: Học sinh cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường là gì?
A. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường
B. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động do đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh, nhà trường và tập thể lớp phát động
C. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp, tự hào về nhà trường
D. Cả A, B, C
Câu 7: Một số nội dung có thể lựa chọn để giới thiệu về truyền thống trường học đó là?
A. Truyền thống dạy tốt – học tốt.
B. Truyền thống về văn nghệ
C. Truyền thống về thể dục thể thao
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Để tạo thành một sản phẩm giới thiệu truyền thông nhà trường, chúng ta có thể thực hiện các bước nào sau đây?
A. Lựa chọn hình thức theo gợi ý đã nêu ð Lựa chọn nội dung giới thiệu ð Thời gian hoàn thành ð Phân công nhiệm vụ ð Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
B. Lựa chọn nội dung giới thiệu ð Thời gian hoàn thành ð Phân công nhiệm vụ ð Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
C. Lựa chọn hình thức theo gợi ý đã nêu ð Lựa chọn nội dung giới thiệu ð Phân công nhiệm vụ ð Thời gian hoàn thành ð Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
D. Đáp án khác.
Câu 9: Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
Câu 10: Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường, học sinh cần
A. Thiết lập mục tiêu theo từng kì năm học; xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân theo từng tuần.
B. Rèn luyện bản thân trong học tập và các hoạt động.
C. Kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, mỗi tuần và điều chỉnh hoạt động của mình.
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
D. Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là không đúng về vai trò của cá nhân, tổ chức trong việc phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Ban giám hiệu nhà trường tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Học sinh cần nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
D. Đáp án khác.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những nét nổi bật, tự hào của trường em ở các khía cạnh như thành tích dạy – học
B. Những nét nổi bật, tự hào của trường em ở các khía cạnh như thành tích về hoạt đọng thể dục thể thao, văn nghệ
C. Những nét nổi bật, tự hào của trường em ở các khía cạnh như hoạt động thiện nguyện, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Một trong số nội dung có thể lựa chọn để giới thiệu về truyền thống trường học đó là truyền thống dạy tốt – học tốt.
B. Một trong số nội dung có thể lựa chọn để giới thiệu về truyền thống trường học đó là truyền thống về văn nghệ
C. Một trong số nội dung có thể lựa chọn để giới thiệu về truyền thống trường học đó là truyền thống về thể dục thể thao
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.
B. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
C. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường, học sinh cần thiết lập mục tiêu theo từng kì năm học; xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân theo từng tuần.
B. Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường, học sinh cần rèn luyện bản thân trong học tập và các hoạt động.
C. Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường, học sinh cần kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, mỗi tuần và điều chỉnh hoạt động của mình.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước.
B. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”
C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
D. Cả A, B đều đúng
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
D. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập của những anh chị đi trước.
Câu 2: Ban giám hiệu nhà trường có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
D. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập của những anh chị đi trước.
Câu 3: Ban cán bộ lớp có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung.
Câu 4: Học sinh có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
C. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nhóm của Phúc được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Phúc, em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ
B. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu
C. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Trong tiết thực hành môn Toán học, các bạn cùng nhóm với Thương đang làm thí nghiệm thì Thương mang bài tập Hóa ra làm. Nếu em là bạn của Thương, em sẽ đề xuất với Thương cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?
A. Nghiêm khắc nhắc nhở Thương không nên làm bài tập môn Hóa trong tiết thực hành môn Toán học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.
B. Chỉ trích Thương vì việc làm của Thương làm ảnh hường đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
C. Nhẹ nhàng nhắc Thương không nên làm bài tập môn Hóa trong tiết thực hành môn Toán học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Thương mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
D. Phương án khác.
=> Giáo án HĐTN 7 cánh diều tiết: SHDC chủ đề 1- Trường học của em