Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ2 bài 2: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 bài 2: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình là?

A. Trong đa số các trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

B. Trong nhiều trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra 

C. Hiếm khi người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Một trong những cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực là?

A. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích

B. Tâm sự với bạn bè, người thân.

C. Nhảy một điệu nhảy vui nhộn

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Để kiểm soát cảm xúc tốt hơn, chúng ta cần

A. Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống

B. Luôn suy nghĩ tích cực và giữ cho mình tâm trạng thoái mái

C. Luôn hòa đồng, vui vẻ và bao dung với mọi người xung quanh.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt là người như thế nào?

A. Trong đa số các trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

B. Trong nhiều trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra 

C. Hiếm khi người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Điều học sinh cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn là

A. Sự bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi vấn đề.

B. Lạc quan, không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.

C. Khả năng truyền đạt rõ ràng, lưu loát những suy nghĩ của mình.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người

A. Sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ

B. Có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác

C. Không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Những cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?

A. Tâm sự với bạn bè

B. Tâm sự với thầy, cô giáo; người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy

C. Bỏ đi chỗ khác

D. Cả A, B

Câu 8: Một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác như

A. Đi dạo, ngắm cảnh

B. Sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt.

C. Tìm kiếm các cảm xúc tích cực

D. Cả A, B, C

Câu 9: Những biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt đó là?

A. Nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm

B. Biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân

C. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của kĩ năng kiểm soát cảm xúc đối với mỗi người?

A. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ

B. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực

C. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác

D. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.

Câu 2: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về những biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc?

A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm

B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân

C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc biết che giấu, không thể hiện cảm xúc thật của bản thân ra ngoài

D. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

B. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

C. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là so sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.

D. Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích

B. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là tâm sự với bạn bè, người thân.

C. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó là nhảy một điệu nhảy vui nhộn

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bước thứ nhất trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

B. Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là so sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.

C. Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về mình.

D. Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?

A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm

B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân

C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh

D. Tất cả các phương án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Giờ ra chơi, em cùng các bạn đang ngồi nói chuyện vui vẻ. Bạn Bình bỗng trêu em và cả nhóm cười ầm lên. Em sẽ thể hiện cảm xúc của bản thân như thế nào?

A. Vui vẻ cười đùa cùng các bạn

B. Tức giận và mắng bạn

C. Tức giận nhưng yên lặng

D. Hơi giận nhưng bỏ qua

Câu 2: Ly đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Ly trong tình huống trên?

A. Khi nghe những lời này chắc chắn Ly rất khó chịu, bực bội. Ly cần phải thẳng thắn thể hiện cảm xúc của mình và rời đi nơi khác.

B. Khi nghe những lời này chắc chắn Ly rất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, Ly nên bình tĩnh nói với người khách kia rằng mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc. Bạn chê trang phục của tôi thể nhưng chưa chắc trang phục của bạn đang mặc đã là đẹp trong mắt tôi và những người khác.

C. Cả hai phương án trên đều sai

D. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 3: Giờ ra chơi, Tiến đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Tiến loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Tiến trong tình huống trên?

A. Trong tình huống này Tiến nên nén giận và thông báo với thầy cô

B. Trong tình huống này Tiến cần thể hiện cảm xúc ra ngoài rằng mình đang tức giận và nghiêm khắc chỉ trích hai em để lần sau không còn tái phạm.

C. Trong tình huống này Tiến sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén giận và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác.

D. Phương án khác

Câu 4: Trong các giờ học, Hùng sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Hùng chỉ đạt ở mức trung bình kém. Hùng luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì?

A. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán

B. Khuyên Hùng nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân

C. Khuyên Hùng tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp.

D. Tất cả các cách trên.

Câu 5: Trong giờ học, Duyên cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hường ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Duyên trong tình huống trên?

A. Duyên chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duyên cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.

B. Duyên chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Tuy nHùng, vì đang trong giờ học nên Duyên chỉ nên cau mặt và ra hiệu nhắc Hường hãy dừng ngay trò đùa này lại

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sáng nay, Lan và Cúc đi học sớm để trực nhật. Trong lúc hai bạn đang vui vẻ đi dưới sân trường thì bỗng có nước từ tầng hai rớt xuống khiến cả hai bị ướt tóc và quần áo. Nhìn lên hành lang tầng hai, Lan và Cúc thấy bạn Minh học lớp bên cạnh đang tưới nước cho mấy chậu hoa ở lan can. Rất tức giận, Lan lập tức chạy lên, giằng lấy chiếc ca nhựa từ tay Minh, vứt mạnh xuống đất. Thấy vậy, Cúc vội ngăn Lan lại và nén giận trách Minh “ Sao bạn sơ ý thế. Bạn làm ướt hết chúng tôi rồi đây!”. Minh nhìn hai bạn vẻ rất ân hận và khẽ nói: “Xin lỗi các bạn! Mình sơ ý quá. Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn.” Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Lan, Cúc trong trường hợp này như thế nào? Em đồng tính với các cư xử của bạn nào?

A. Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn Cúc vì bạn có cách xử lí rất bình tĩnh, vừa khiến cho Minh cảm thấy ân hận về hành động của mình, vừa khiến mâu thuẫn được giải quyết một cách nhanh chóng.

B. Cách thể hiện của mỗi bạn Lan, Cúc khác nhau do tính cách của mỗi người là khác biệt. Chúng ta cần tôn trọng cách cư xử của mỗi bạn, không nên đánh giá và nhận xét.

C. Chỉ trích Lan vì hành vi cử xử như vậy là mất lịch sự. Cách hành xử trên có thể dẫn đến xô xát và làm mất mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong lớp. 

D. Phương án khác.

Câu 2: Quân và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Quân không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Quân giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Quân khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Không giao tiếp và giữ khoảng cách với Quân để Quân tự giác trong học tập hơn

B. Giữ khoảng cách với Quân vì Quân là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác

C. Chủ động tìm Quân nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.

D. Cả A, B đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay