Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ4 bài 2: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4 bài 2: Văn hoá ứng xử trong hoạt động cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Truyền thống quê hương là gì?

A. Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.

B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.

C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..

D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam là?

A. Dũng cảm, bất khuất.

B. Yêu thương con người, tương thân tương ái.

C. Cần cù lao động.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây?

A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Câu 4: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?

A. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.

B. Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau.

C. Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

D. Cả hai phương án B, C đều đúng.

Câu 5: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành, khẳng định qua thời gian và

A. được lưu truyền từ thế hệ này Sơn thế hệ khác.

B. được lưu truyền từ những quan niệm, tư tưởng cũ.

C. được lưu truyền từ những tư tưởng lâu đời.

D. được lưu truyền từ những định kiến xã hội phong kiến.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây tôn vinh tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.

D. Đức tính trung thực.

Câu 7: Truyền thống nào sau đây được coi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống nghệ thuật, văn hóa.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Tự hào về truyền thống của quê hương là gì?

A. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra.

B. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương được lưu truyền từ thế hệ này Sơn thế hệ khác.

C. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này Sơn thế hệ khác.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Những việc làm nào sau đây là phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tôn trọng sự đa dạng văn hoá vùng miền.

B. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. 

C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc? 

A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

C. Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.

D. Ủng hộ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được

giữ gìn và phát huy?

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “trọng nam khinh nữ”.

D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

Câu 4: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

truyền thống cần cù lao động của quê hương?

A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.

D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.

Câu 5: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

B. Tìm gặp nghệ nhân để phỏng vấn và viết bài giới thiệu về các hoạt động văn hoá.

C. Ước mơ sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch.

D. Giới thiệu với mọi người về sự ra đời và giá trị của các lễ hội truyền thống.

Câu 6: Những việc làm nào sau đây là không phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?

A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống

quê hương.    

B. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.

C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.

D. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống

quê hương.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ Lê luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Phô trương cho mọi người biết

B. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt..

C. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

D. Cả B và C.

Câu 2: Anh Hiển rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông Sơn và bà Khanh là bố mẹ Hiển lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh Mẩn với mục đích nhờ anh Mẩn xin bố mình là ông Quách cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh Hiển.

B. Anh Mẩn.

C. Anh Mẩn và ông Quách.

D. Ông Sơn và bà Khanh.

Câu 3: Chị Vân sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị Vân phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị Vân là người

A. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

B. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 4: Huệ cho rằng: “Múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.” Do vậy, Huệ không dành thời gian tìm hiểu và thờ ơ trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này do nhà trường và địa phương tổ chức. Điều này cho thấy Huệ là người như thế nào?

A. Biết quản lý thời gian hiệu quả.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật văn hóa quê hương.

C. Biết cảm thông, quan tâm và giúp đỡ người khác.

D. Có lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.

Câu 5: Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, trường của Huỳnh tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.  Sau lễ dâng hương các bạn tập trung nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.  Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Huỳnh lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung. Em có nhận xét gì về hành động của Huỳnh?

A. Hành động của Huỳnh là bình thường, đó là quyền tự do của mỗi người bởi Nhà trường không có quy định cấm hành vi này.

B. Hành động của Huỳnh chứng tỏ bạn chưa có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống của dân tộc.

C. Hành động của Huỳnh chứng tỏ bạn là người chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Hành động của Huỳnh chứng tỏ bạn là người chưa có tính tự giác trong học tập.                    

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Tiến thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Tiến rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Tiến, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài niệm về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực

Câu 2: Từ nhỏ, Hà đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. Hà dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của Hà, bạn Phong rất hào hứng và ủng hộ. Tuy nhiên, các bạn Hiền và Xuân đã cười phá lên và mỉa mai Hà là quê mùa. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn Hà và bạn Phong.

B. Bạn Hiền.

C. Bạn Xuân.

D. Tất cả 3 bạn Hiền, Xuân, Phong

Câu 3: Minh sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền thống độc đáo, được nhiều người biết đến. Tại đây, các câu lạc bộ võ thuật cổ truyền hoạt động sôi nổi với nhiều bạn trẻ tham gia.  Khi bạn bè mời gia nhập câu lạc bộ, Minh cho rằng: “Học võ làm gì cho phí thời gian, ngày nay người ta đã có nhiều vũ khí hiện đại hơn rồi.” Nếu là bạn của Minh, em sẽ nói gì với bạn ấy?

A. Em sẽ nói với Minh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, đây là môn võ truyền thống, việc học môn võ này sẽ góp phần gìn giữ truyền thống quê hương đất nước.

B. Em sẽ nói với Minh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Minh có thể học võ của các môn phái khác được du nhập từ nước ngoài, không nhất thiết phải học võ cổ truyền của dân tộc, bởi môn võ này đã không còn phù hợp với xu thế hiện nay.

C. Em sẽ nói với Minh rằng không nên học võ bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các loại vũ khí hiện đại, việc học võ sẽ tốn thời gian mà không hiệu quả.

D. Em sẽ nói với Minh rằng không nên học môn võ truyền thống này bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các môn võ hiện đại, có nhiều ưu điểm ưu việt hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay