Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều Chủ đề 8 Bài 1: Nghề ở địa phương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8_Bài 1_Nghề ở địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAIBÀI 1: NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đâu là nghề thuộc nhóm nghề kinh doanh?
A. Buôn bán các sản phảm nông – lâm nghiệp và thủy hải sản
B. Buôn bán các mặt hàng điện tử, công nghệ, lương thực – thực phẩm,…
C. Đầu tư chứng khoán, đất đai,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Em hãy liệt kê tên các nhóm nghề có ở địa phương?
A. Nhóm các nghề sản xuất, chế biến
B. Nhóm các nghề kinh doanh, quản lí
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng?
A. Tìm hiểu thông tin về địa phương giúp ta có thêm lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp
B. Mỗi địa phương đều có những nghề nghiệp đặc trưng
C. Chúng ta nên phát triển các nghề địa phương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Nghề nào có các đặc trưng sau đây, công việc đặc trưng là dạy học, thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, trang thiết bị lao động là sách, vở, phấn,…?
A. Kĩ sư
B. Giáo viên
C. Thợ mộc
D. Nhân viên văn phòng
Câu 5: Khi lao động chúng ta cần phải chú ý những điều gì?
A. Tiền lương được trả là bao nhiêu
B. Nhận diện các tình huống nguy hiểm khi làm việc
C. Giữ an toàn lao động khi làm nghề
D. Đáp án B và C đều đúng
Câu 6: Khi làm nghề xây dựng, có thể gặp phải các nguy hiểm gì?
A. Hại mắt do làm việc với máy tính nhiều giờ
B. Các nguyên vật liệu rơi từ trên cao
C. Bị đuối nước
D. Bị mất an toàn khi bay
Câu 7: Để giữ an toàn cho bản thân khi lao động em có thể làm gì?
A. Tìm hiểu về đặc trưng các ngành nghề
B. Tìm hiểu về môi trường làm việc
C. Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ khi làm việc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Chủ đề của buổi hùng biện “Nếu em là lãnh đạo địa phương …” là gì?
A. Tìm cách xây dựng quê hương giàu đẹp hơn
B. Nói về các phương hướng để phát triển các ngành nghề ở địa phương
C. Phát triển tiềm lực du lịch ở địa phương
D. Giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo
Câu 9: Nghề nghiệp chiếm phần trăm nhiều nhất ở nông thôn hiện nay là nghề gì?
A. Làm nông nghiệp
B. Khởi nghiệp
C. Kinh doanh các mặt hàng điện tử
D. Buôn bán xuất khẩu
Câu 10: Câu đố nào dưới đây chỉ nghề bác sĩ?
A. Một đời nặng nợ thi ca/ Nhìn mây tìm tứ, ngắm hoa chọn vần?
B. Nghề gì lấm tay bùn/ Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?
C. Nghề gì chăm sóc bệnh nhân/ Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?
D. Ai nơi hải đảo biên cương/ Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Làm thế nào để các nghề nghiệp ở địa phương có triển vọng phát triển bền vững?
A. Tìm kiếm nguồn tài trợ vốn từ các địa phương khác
B. Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động
C. Tăng lương cho người lao động
D. Khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc
Câu 2: Đâu là nghề thuộc nhóm nghề sản xuất, chế biến?
A. Sản xuất rượu, bia, nước uống đóng chai, thực phẩm đông lạnh,…
B. Sản xuất các loại thuốc, vải, trang phục, da giày,…
C. Chế biến các sản phẩm từ sữa, thủy hải sản, rau củ quả,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Đối đối với vùng đồng bằng Sông Hồng địa phương nên chú trọng vào phát triển ngành nghề nào?
A. Kinh doanh
B. Buôn bán các mặt hàng lâm nghiệp
C. Đẩy mạnh phát triển các nghề về nông nghiệp
D. Đầu tư vốn cho sản xuất thủy hải sản
Câu 4: Theo em vì sao chúng ta nên phát triển các nghề nghiệp dựa vào tiềm lực sẵn có của địa phương, vùng miền?
A. Vì sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn
B. Vì tận dụng tiềm năng sẵn có sẽ bớt cho nhân dân thời gian học nghề, lưu giữ được các ngành nghề truyền thống, đặc trưng kinh tế vùng miền
C. Vì nguồn vốn có nhiều hơn khi áp dụng làm các ngành nghề khác
D. Vì các ngành nghề truyền thống cần được phát huy và bảo tồn
Câu 5: Theo em, việc tìm hiểu kĩ lưỡng về một ngành nghề trước khi bắt tay vào làm sẽ giúp ích chúng ta điều gì?
A. Giúp chúng ta có năng suất làm việc cao hơn
B. Giúp chúng ta có thể làm quen với việc nhanh chóng hơn
C. Giúp chúng ta làm quen với công việc dễ dàng hơn, tránh được các nguy hiểm tiềm ẩn trong khi làm việc, năng suất lao động từ đó tăng cao hơn
D. Thực hiện các công việc hiệu quả hơn
Câu 6: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề cảnh sát hình sự?
A. Bị bắn
B. Bị tội phạm đả thương
C. Cả hai đáp án A và B đều đúng
D. Cả hai đáp án A và B đều sai
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Em nên làm gì để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp tại địa phương trong tương lai?
A. Học tập thật tốt
B. Tìm hiểu về các nghành nghề yêu thích tại địa phương
C. Bồi dưỡng năng lực, các kĩ năng để chuẩn bị cho công việc sau này
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Để giữ an toàn và giảm thiểu các nguy hiểm có thể xảy ra khi làm các công việc liên quan đến nghiệp vụ cảnh sát em có thể làm gì?
A. Thực hiện tốt các nghiệp vụ được giao
B. Luyện tập các đòn tấn công, tự vệ, rèn luyện khả năng xử lí tình huống nhanh
C. Trang bị các thiết bị hỗ trợ, bảo vệ như áo chống đạn,…
D. Đáp án B và C đúng
Câu 3: Đối với một kĩ sư xây dựng, để bảo vệ an toàn khi lao động thì cần làm những gì?
A. Hạn chế ra giám sát công trình
B. Chỉ quan sát công trường thi công khi công nhân đã nghỉ ngơi
C. Mặc đồ bảo hộ, không đứng tại những nơi chuyên chở vật liệu
D. Tránh leo lên các tầng của công trình
Câu 4: Nếu em làm lãnh đạo địa phương em có thể làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?
A. Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,… về tổ chức các buổi tọa đàm hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương
B. Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,…
C. Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em có thể làm gì để giúp địa phương mình phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống?
A. Tích cực mua và sử dụng các sản phẩm thủ công của địa phương
B. Giới thiệu các mặt hàng thủ công với bạn bè, khách du lịch từ nơi khác đến
C. Đáp án A và B đúng
D. Đáp án A và B sai
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Gia đình em có xưởng sản xuất đồ gốm, em có thể làm gì để quảng bá thương hiệu của gia đình để nhiều đối tượng khách hàng có thể tiếp cận được?
A. Cùng mẹ mang sản phẩm ra chợ bán, mở thêm các chi nhánh kinh doanh ở nhiều nơi có đông dân cư
B. Nâng cao tay nghề cho thợ trong xưởng, thực hiện viết bài quảng bá, quay các video giới thiệu về các mặt hàng của xưởng sản xuất đăng tải lên các trang mạng xã hội
C. Chạy quảng cáo cho các sản phẩm trong xưởng
D. Kêu gọi mọi người mua sản phẩm của xưởng gốm nhà mình
Câu 2: Làng em có nghề làm đồ gỗ gia đình, nhưng những năm gần đây các tai nạn về trong khi sơ chế gỗ càng ngày càng tăng cao, em có thể đóng góp ý kiến gì để giúp giảm thiểu được các tai nạn này?
A. Kêu gọi mọi người làm chậm lại
B. Phạt tiền những ai bất cẩn trong công việc
C. Thêm các chú thích nguy hiểm tại những máy móc, trang bị đồ bảo hộ cho thợ, phân chia quy trình có logic
D. Tăng lương cho những ai cẩn thận