Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 5 - Tuần 21 - Nhiệm vụ 5, 6 - Chi tiêu có kế hoạch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5 - Tuần 21 - Nhiệm vụ 5, 6 - Chi tiêu có kế hoạch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: CHI TIÊU CÓ KẾ HOẠCH

Tuần 20Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 5, 6 chủ đề 5

Nhiệm vụ: Đề xuất cách tiết kiệm tiền phù hợp với bản thân.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khi nào mới cần tiết kiệm tiền?

A. Khi hết tiền.

B. Bất cứ thời điểm trong cuộc sống cũng cần tiết kiệm tiền.

C. A sai, B đúng.

D. A đúng, B sai.

Câu 2: Đâu là cách tiết kiệm tiền hợp lý?

A. Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào phải suy nghĩ thật kỹ xem bản thân có thực sự cần hay không.

B. Lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm theo tuần, tháng, năm và ghi lại chi tiêu hằng ngày.

C.Tận dụng, tái chế các đồ dùng thay vì mua mới.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Nếu có một khoản tiền tiết kiệm thì đâu là dự kiến chi tiêu hợp lí của em?

A. Chi tiêu vào mua sắm linh tinh, chơi điện tử và mua những gì mình thích.

B.Chi tiêu cho những mục đích học tập như mua đồ dùng học tập và sách vở.

C. Để dành tiết kiệm để chi tiêu cho các sự kiện đặc biệt, sở thích cá nhân hay làm từ thiện.

D. B và C đúng.

Câu 4: Đâu là cách em nên thực hiện để tiết kiệm tiền?

A. Lên danh sách những thứ cần thiết phải mua.

B. Cân nhắc, so sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất.

C. Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn hay có thể tiết kiệm 10 000 đồng mỗi tuần.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Tiết kiệm tiền hợp lí, phù hợp với bản thân sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng công sức của bản thân, gia đình và những người khác.

B. Không có động lực để làm việc nữa.

C. Dễ trở nên keo kiệt, bủn xỉn với người khác.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6:Là một học sinh, hoạt động nào dưới đây em có thể tự thực hiện được để tiết kiệm tiền?

A. Bỏ vào heo đất số tiền thừa sau mỗi lần đi chợ hoặc siêu thị.

B. Thu gom các đồ dùng hư hỏng lại và bán sắt vụn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7: Đâu là cách tiết kiệm tiền hợp lí nhất?

A. Tiết kiệm tiền ăn sáng để đi chơi game.

B. Dùng tiền tiết kiệm để ưu tiên mua đồ dùng cần thiết trước, rồi mới đến mua những đồ khác.

C. Dùng tiền bố mẹ cho mua sắm những đồ mình thích một cách thoải mái.

D.Cả A, B và C đều sai.

Câu 8: Bản thân em và gia đình có thể thực hiện cách nào dưới đấy để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong nhà?

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong gia đình.

B.Ghi chú lại những gì đã chi tiêu.

C. Để dành một khoản tiền vừa đủ mỗi tháng.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của việc tiết kiệm tiền?

A. Chị T lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân.

B.Anh M chi tiêu vô tổ chức không có kế hoạch.

C. Chị N sử dụng nước và điện lãng phí.

D. Q mua sắm vật dụng đắt tiền, chưa cần thiết

Câu 10: Khi xây dựng kế hoạch tiết kiệm cho một mục tiêu trong tương lai, cần những mục nào sau đây?

A. Mục tiêu tiết kiệm; cách tiết kiệm và việc cần làm

B. Thuận lợi/khó khăn có thể gặp; cách khắc phục.

C. Thời gian thực hiện; kết quả đạt được.

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự tiết kiệm tiền và kiểm soát chi tiêu?

A. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

B. Tiết kiệm tiền để mua sách.

C. Bảo quản đồ dùng cẩn thận.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 2:Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về việc tiết kiệm tiền?

A. Tiết kiệm tiền là thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân, gia đình và người khác.

B. Tiết kiệm tiền khiến cho cuộc sống của bản thân trở nên khó khăn.

C. Tiết kiệm tiền sẽ giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao.

D. A và C đúng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bố mẹ mình là người kiếm tiền nuôi mình thì mình có quyền hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

B. Ba mẹ mình là người kiếm tiền nuôi mình thì mình có quyền hưởng và đòi hỏi những gì mình thích.

C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm để khi lớn lên, đi làm thì tiêu xài thoải mái.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Với cùng một số tiền, bạn A đã lên kế hoạch để cách sử dụng một cách tiết kiệm còn bạn B chỉ biết tiêu xài lãng phí. Theo em, ai có cách chi tiêu hợp lí?

A. Bạn B có cách chi tiêu hợp lí.

B. Bạn A có cách chi tiêu hợp lí.

C. Cả hai bạn đều có cách chi tiêu hợp lí.

D. Cả hai bạn chi tiêu đều không hợp lí.

Câu 5: Đâu không phải cách tiết kiệm tiền hợp lí để thực hiện?

A. Liệt kê các khoản cần chi tiêu.

B. Kiểm soát chi tiêu và tiền tiết kiệm hàng ngày.

C. Trước khi mua món đồ nào, không cần phải suy nghĩ kĩ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không.

D. Tái chế, tận dụng đồ dùng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện việc chưa tiết kiệm?

A. Bạn Hà ngày nào cũng tiết kiệm tiền để mua sách vở, tài liệu học tập.

B. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt.

C. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Là một học sinh, để tiết kiệm tiền và kiểm soát chi tiêu cho bản thân, gia đình thì em cần tránh điều gì?

A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.

C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

D. Mua sắm vừa đủ.

Câu 3:D được mẹ hứa mua cho một đôi giày đá bóng và một quyển truyện tranh mới. Cùng lúc ấy, em gái D cũng cần mua một bộ sách tiếng anh nâng cao. Vì thế D đã bảo mẹ ưu tiên mua sách cho em, giày và truyện của D có thể để mua sau. Theo em, D là một người như thế nào?

A. D là một người không biết tính toán.

B. D là một người tiết kiệm, biết tính toán.

C. Cả A và B đều sai.

D.Cả A và B đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Hoa đang cần mua 1 chiếc cặp sách để chuẩn bị năm học mới nhưng chỉ có 150 000đ, nên Hoa đã cùng mẹ tìm hiểu các cửa hàng với các mức giá:

- Cửa hàng số 1: 200 000đ

- Cửa hàng số 2: 180 000đ

- Cửa hàng số 3: 150 000đ

- Cửa hàng số 4: 140 000đ

Vậy nếu là Hoa em sẽ lựa chọn mua cặp sách ở của hàng nào để tiết kiệm nhất?

A. Cửa hàng số 1.

B. Cửa hàng số 2.

C. Cửa hàng số 3.

D. Cửa hàng số 4.

Câu 2: Bạn Thành có 50 000đ tiết kiệm, Thành đang rất thích cuốn truyện tranh nhưng bút viết cũng đang bị hỏng không có để viết. Vậy nếu là Thành, em sẽ làm như thế nào để chi tiêu hợp lí?

A. Em sẽ mượn bạn tiền để mua cả bút và truyện tranh.

B. Em sẽ xin tiền bố mẹ để mua cả truyện tranh và bút.

C. Em sẽ dành tiền mua bút trước, nếu dư thì mua truyện tranh.

D. Em sẽ mua truyện tranh trước vì rất thích nó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay