Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 7 - Tuần 28 - Nhiệm vụ 5, 6 - Góp phần giảm thiểu hiệu hứng nhà kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7 - Tuần 28 - Nhiệm vụ 5, 6 - Góp phần giảm thiểu hiệu hứng nhà kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Tuần 28Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 5, 6 chủ đề 7 (sgk)

Nhiệm vụ: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Trong bản kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương, có tất cả bao nhiêu mục?

A. 4

B. 5

C.6

D. 7

Câu 2: Đâu là thứ tự đúng của các mục dưới đây trong bản kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

(1): Mục tiêu

(2): Nội dung

(3): Thời gian

(4): Đối tượng

(5): Phương tiện, thiết bị

(6): Các hình thức thực hiện

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6.

B. 1 – 4 – 3 – 2 – 5 – 6.

C. 6 – 5 – 4 – 3 – 2 – 1.

D. 6 – 4 – 3 – 2 – 1 – 5.

Câu 3: Đâu là mục tiêu của việc thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

A. Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính cho mọi người.

B. Giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

C. Giúp mọi người có thể thực hiện được những việc làm, hành vi bảo vệ môi trường ở địa phương.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 4: Đâu là đối tượng được hướng tới trong việc thực hiện chiến dịch?

A. Học sinh các cấp

B. Người dân địa phương; các công nhân ở nông trường, xí nghiệp,…

C.Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Trong các nội dung dưới đây, đâu là những nội dung cần có khi lập bản kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

(1): Ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường.

(2): Các biện pháp bảo vệ môi trường, góp phần làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

(3): Lợi ích của rác thải nhựa đối với môi trường.

(4): Môi trường ở địa phương và nhưungx việc làm của mọi người góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

(5): Vai trò của cây xanh trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

(6): Những hoạt động hàng ngày mà giúp làm tăng hiệu ứng nhà kính và làm ô nhiễm môi trường

A. 1 – 2 – 4 – 5.

B.1 – 2 – 3 – 4.

C. 3 – 4 – 5 – 6.

D.  1 – 3 – 5 – 6.

Câu 6: : Đâu là phương tiện, thiết bị có thể được sử dụng khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

A. Loa, micro...

B. Băng rôn, bài viết tuyên truyền.

C. Xe đạp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Có thể áp dụng những hình thức nào dưới đây khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

(1): Đi bộ/ xe đạp (mang theo băng rôn, pa – nô) và đọc bài tuyên truyền bằng loa cầm tay.

(2): Trưng bày các sản phẩm tuyên truyền ở bảng tin, nhà văn hóa … của thôn/ xóm/ ấp.

(3): Phát tin truyền thanh qua hệ thống truyền thanh ở địa phương.

(4): Thực hiện các hoạt động: nhặt rác, trồng cây, khơi thông cống rãnh,…

A. 1 – 2 – 3.

B. 2 – 3 – 4.

C. 1 – 2 – 4.

D. 1 – 2 – 3 – 4.

Câu 8: Sau khi lập bản kế hoạch, chiến dịch truyền thông được thực hiện theo tất cả bao nhiêu bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9: Đâu là thứ tự đúng của các bước dưới đây khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

(1):  Liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương.

(2): Lựa chọn các sản phẩm truyền thông.

(3): Thực hiện hoạt động truyền thông trên tất cả các kênh.

(4): Báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch và rút ra kinh nghiệm.

A.1 – 2 – 3 – 4.

B. 4 – 3 – 2 – 1.

C. 1 – 3 – 2 – 1.

D. 1 – 4 – 2 - 3.

Câu 10: Đâu là lưu ý khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

A. Cần thực hiện chiến dịch theo như những gì kế hoạch đã đưa ra.

B. Chú ý phân công nhiệm vụ rõ ràng cùng thời gian, công việc.

C.Hoàn thành công việc đúng thời gian.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là mục có trong bản kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

A. Thời gian.

B. Những lưu ý khi thực hiện.

C. Nội dung hoạt đông.

D. Hình thức thực hiện.

Câu 2:Ý kiến nào sau đây là sai?

A.Mục tiêu của việc thực hiện chiến dịch là sau khi tuyên truyền, mọi người sẽ nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường cũng như ý thức được về việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

B. Mục tiêu của việc thực hiện chiến dịch là giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

C. Mục tiêu của việc thực hiện chiến dịch là sau khi tuyên truyền, mọi người sẽ chỉ nghe và để đấy, không phải thực hiện gì cả.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3: Đâu không phải là lưu ý khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương?

A. Không cần thực hiện chiến dịch theo như những gì kế hoạch đã đưa ra.

B. Chú ý phân công nhiệm vụ rõ ràng cùng thời gian, công việc..

C. Hoàn thành công việc đúng thời gian.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trong các bước thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương dưới đây, bước nào là không cần thiết và quan trọng?

Bước 1:  Liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương.

Bước 2: Lựa chọn các sản phẩm truyền thông.

Bước 3: Thực hiện hoạt động truyền thông trên tất cả các kênh.

Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch và rút ra kinh nghiệm.

A. Bước 1.

B.Bước 2.

C. Bước 3.

D. Không có bước nào là không quan trọng hay không cần thiết.

Câu 5:Đâu không phải là việc làm, hành động đúng khi thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương dưới đây, bước nào là không cần thiết và quan trọng??

A. Không lập kế hoạch thực hiện rõ ràng.

B. Thực hiện theo như những gì kế hoạch đề ra.

C. Thực hiện chiến dịch theo đúng thời gian có trong bản kế hoạch.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nếu là người chủ trì cho kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, em sẽ thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu?

A. 1 tuần.

B. 1 tháng.

C. 1 năm.

D. Tùy vào hoàn cảnh, tính chất của chiến dịch và nội dung hoạt động của chiến dịch để đưa ra thời gian thực hiện phù hợp nhất.

Câu 2:Em có thể lựa chọn sản phẩm truyền thông nào dưới đây để tuyên truyền việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?

A. Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.

B. Dựng video clip về cảnh quan thiên nhiên và tuyên truyền việc bảo vệ môi trường.

C. Cả A và B đều đúng.

D.Cả A và B đều sai.

Câu 3:Để có thể lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thật tốt, bản thân em cần làm gì trước tiên?

A. Trau dồi kiến thức, kĩ năng để hiểu biết sâu sắc về môi trường.

B. Rèn luyện bản thân hàng ngày để trở thành tấm gương cho mọi người.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Nếu khi em và các bạn thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, không một ai quan tâm, ủng hộ hay muốn lắng nghe việc tuyên truyền, em sẽ làm gì?

A. Buồn, xấu hổ, từ bỏ ngay lập tức.

B. Kiên trì, suy nghĩ tích cực để hoàn thành chiến dịch cho tốt cũng như động viên các bạn.

C. Không quan tâm.

D. Đáp án khác.

Câu 2:Trong khi thực hiện chiến dịch truyền thông “Vì một tương lai xanh” ở địa phương của em, bạn M. đã thực hiện sai một nội dung hoạt động, dẫn đến việc thực hiện chiến dịch bị chậm trễ do sai sót và bạn M. đã rất sợ sẽ bị khiển trách. Nếu là người chủ trì và tổ chức, em sẽ xử lí thế nào?

A. Thờ ơ, không quan tâm.

B. Khiển trách và phạt nặng bạn M.

C. Động viên bạn M. nên bình tĩnh, suy nghĩ tích cực lại và nhanh chóng tìm giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.

D.Đáp án khác.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay