Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 8 - Tuần 29 - Nhiệm vụ 1, 2 - Hợp tác và phát triển
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8 - Tuần 29 - Nhiệm vụ 1, 2 - Hợp tác và phát triển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 8: HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
Tuần 29 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề 8
Nhiệm vụ1: Khám phá một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương.
Nhiệm vụ 2: Khám phá công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề nghiệp ở địa phương.
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?
A. Thủ công mỹ nghệ.
B. Làm muối.
C. Làm trống
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?
A. Trồng lúa.
B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
C. Đánh bắt thủy sản.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?
A. Hái lượm, đốn củi.
B. Lái tàu.
C.Chế biến hải sản.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?
A. Nhổ cỏ.
B.Bón phân.
C. Cuốc đất.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Đâu là nghề đặc trưng ở vùng Tây Nguyên?
A. Làm muối.
B. Trồng cà phê, tiêu.
C. Trồng lúa nước.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Khi giới thiệu, quảng bá về một nghề hiện có hay nghề đặc trưng ở địa phương, em có thể giới thiệu gì?
A. Sự ra đời của nghề.
B. Đặc điểm của những người làm nghề.
C. Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?
A. Bay.
B. Cần câu.
C. Cuốc.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
A.Dệt vải.
B. Làm gốm.
C. Thêu.
D. Làm hương.
Câu 9: Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?
A. Lưới.
B. Thuyền.
C.A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 10: Đâu là công việc đặc trưng của nghề điêu khắc, đá mỹ nghệ?
A. Xẻ đá và ra phôi.
B. Khắc chữ, trang trí hoa văn, tạo chi tiết cho sản phẩm.
C.Tạo màu cho sản phẩm.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao nghề trồng cà phê, tiêu lại phát triển ở vùng Tây Nguyên?
A. Vì chất đất phù hợp với cây trồng (đất đỏ Bazan).
B. Vì có truyền thống từ nhiều năm.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 2:Đâu không phải là công việc đặc trưng của nghề nuôi trồng thủy sản?
A. Xẻ đá và ra phôi.
B. Lai tạo, chọn giống thủy sản tốt.
C. Theo dõi và ghi lại sự phát triển của thủy sản.
D. Thu hoạch, cải tạo khu nuôi trồng thủy sản.
Câu 3: Tại sao nghề làm muối biển là nghề đặc trưng ở vùng Ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm, nước biển có độ mặn cao.
B. Đất feralit, khí hậu cận nhiệt.
C. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.
D. A và C đúng.
Câu 4: Đâu không phải là trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề điều khắc đá mỹ nghệ?
A. Búa.
B.Lưới.
C. Khoan.
D. Máy cắt.
Câu 5:Hãy chọn đáp án đúng?
A. Mỗi địa phương đều có những nghề đặc trưng.
B. Chúng ta không nên phát triển các nghề địa phương.
C. Những nghề đặc trưng ở mỗi địa phương không mang lại lợi ích gì.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề giáo viên?
A. Dao mổ.
B. Bình xịt.
C. Bảng đen, phấn.
D. Bếp, nồi.
Câu 2:Đâu là dụng cụ lao động không cần có khi làm nghề đúc đồng?
A. Kẹp, gắp, khuôn đúc,...
B. Bảng đen, phấn viết, sách vở,…
C. Bào, đục,...
D.Thét, bìa, chậu sành....
Câu 3:Đâu là công việc đặc trưng của nghề lính cứu hỏa?
A. Chữa cháy, cứu hộ, xử lí các tình huống nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của con người.
B. Giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
C. Khám chữa bệnh cho mọi người.
D. B và C đúngd
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1:Theo em, giữ gìn và phát triển nghề đặc trưng ở các địa phương có quan trọng không?
A. Không quan trọng vì những nghề đó chẳng mang lại lợi ích gì.
B. Rất quan trọng vì nó không chỉ tạo nên giá trị văn hóa riêng và lâu đời của địa phương đó mà còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng.
Câu 2:Theo em, chất lượng của các sản phẩm của những nghề hiện có cũng như những nghề đặc trưng ở địa phương phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào..
B. Kĩ năng và tâm huyết của những làm nghề.
C. A và B đều đúng.
D.A và B đều sai.