Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6_văn bản 1_tác gia Nguyễn Trãi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 1_tác gia Nguyễn Trãi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

VĂN BẢN 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đâu là đặc điểm thơ văn Nguyễn Trãi?

A. Phong phú, đa dạng về đề tài

B. Chứa đựng tinh hoa của triết học duy vật

C. Giàu giá trị tư tưởng và đậm chất trữ tình.

D. Cả A và C.

Câu 2: Đâu là một ví dụ về tư tưởng trọng dân, biết ơn dân trong thơ của Nguyễn Trãi?

A. Vì dân lo trước, dạ khôn nguôi

B. Lật thuyền mới biết dân như nước

C. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

D. Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm / Giơ tay áo đến tùng lâm.

Câu 3: Nguyễn Trãi mơ ước về một triều đại như thế nào?

A. Vua sáng, tôi hiền

B. Đầy những hỗn loạn

C. Kiếm được thật nhiều tiền

D. Đi theo chủ nghĩa xã hội.

Câu 4: Đâu là một hình ảnh, khung cảnh phổ biến trong thơ Nguyễn Trãi?

A. Các hang động đá vôi tuyệt đẹp

B. Lòng người nhớ cố hương

C. Cuộc sống thành đô tấp nập

D. Chốn thôn quê bình dị, dân dã

Câu 5: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ Đường luật

C. Thơ năm chữ

D. Thơ Nôm

Câu 6: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có đặc điểm gì?

A. Đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện

B. Ngôn ngữ cô đúc

C. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi có đặc điểm gì?

A. Mang tính triết lí, học thuật cao; sử dụng những ngôn từ trang trọng, hoàng gia.

B. Trong sáng, tinh khiết giống như một cô gái xinh đẹp, trẻ trung.

C. Giản dị, đậm đà tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi?

A. Nguyễn Trãi ở Đông Quan (kịch, Nguyễn Đình Thi)

B. Sao Khuê lấp lánh (tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Đức Hiền)

C. Bình Ngô đại cáo (phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam)

D. Nguyễn Thị Lộ (truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp)

Câu 2: Đâu không phải một tác phẩm của Nguyễn Trãi?

A. Mộ xuân tức sự

B. Trại đầu xuân độ

C. Thăng Long hội tụ

D. Vân Đồn

Câu 3: Nguyễn Trãi làm quan lần đầu tiên dưới triều đại nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Hồ

C. Nhà Hậu Lê

D. Nhà Mạc

Câu 4: Tại sao vào năm 1437, Nguyễn Trãi lại xin về ở ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương)?

A. Vì trong khoảng thời gian này, nội bộ triều đình nảy sinh xung đột, nhiều bậc công thần bị sát hại, chính Nguyễn Trãi cũng bị nghi kị.

B. Vì ông hiểu mình là một khai quốc công thần, sớm muộn một ngày nào đó, vua cũng trừ khử để tránh hậu hoạ.

C. Vì ông đã già, sắp qua đời.

D. Vì ông được báo trước về tình hình đất nước sau này nên cần phải làm như vậy để cho mọi thứ đi đúng quy trình.

Câu 5: Vì sao Nguyễn Trãi lại phải chịu án “tru di tam tộc”?

A. Vì ông lăng mạ hoàng thượng.

B. Vì ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua.

C. Vì ông cùng với vợ mình đã giết vua.

D. Vì ông có lòng phản nghịch, kết bè kết phái trong triều đình.

Câu 6: Nguyễn Trãi đã được tổ chức UNESCO vinh danh là:

A. Danh nhân văn hoá thế giới

B. Nhà thơ hay nhất thế giới

C. Tác giả nổi bật của văn học trung đại

D. Nhân vật có ảnh hưởng lớn với thế giới

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Yếu tố cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

A. Trung quân, ái quốc

B. Yêu dân, trừ bạo

C. Cởi mở, hiện đại

D. Thượng tôn pháp luật

Câu 2: Câu nào nói đúng về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên?

A. Tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp

B. Nâng niu, trân trọng sự sống

C. Phóng khoáng, lãng mạn, chan hoà với thiên nhiên

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?

A. Ông là con người từng trải, thấu hiểu lẽ đời, nhìn rõ mặt trái của xã hội đương thời, chất chứa nhiều nỗi buồn thời thế.

B. Ông luôn thể hiện tâm thế cứng cỏi, cốt cách và khí tiết thanh cao, sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa.

C. Ông là một người có tài cứu nhân độ thế. Ông không chỉ cứu người khác bằng việc chữa trị về thể chất mà còn về tinh thần.

D. Cả A và B.

Câu 4: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào?

A. Văn chính luận của ông được ví như có sức mạnh “hơn mười vạn quân”.

B. Văn chính luận của ông giàu lòng nhân ái, có sức quyến rũ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Có sức công phá lớn, có thể đánh đuổi được hàng vạn giặc Ngô. Ta có thể thấy rõ điều đó trong bài “Bình Ngô đại cáo”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những yếu tố nào làm nên sức mạnh trong văn chính luận của Nguyễn Trãi?

A. Sự hiểu thấu đối tượng, bối cảnh chính trị, các vấn đề thời sự có liên quan.

B. Sự tạo dựng nền tảng chính nghĩa làm cơ sở vững chắc cho các lập luận.

C. Lập luận sắc bén, chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc; giọng điệu phong phú, linh hoạt, truyền cảm; kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu là một ấn tượng nổi bật về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi?

A. Ông có tài tiên tri, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, am hiểu về nhân sinh, thế thái.

B. Ông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.

C. Ông phát minh ra thơ Nôm, một thể thơ đặc biệt, đánh dấu bước khởi đầu của tư tưởng hiện đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Điều gì tạo nên giá trị đặc sắc cho tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

A. Ông kết hợp tư tưởng nhân nghĩa thông thường với những giá trị văn hoá dân tộc.

B. Ông kết hợp tư tưởng nhân nghĩa thông thường với những phát minh về vật chất và tinh thần của thời đại, làm cho bộ mặt của đất nước đổi mới tích cực.

C. Ông đã mở rộng, phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo thành lòng yêu thương, thái độ tôn trọng và biết ơn nhân dân.

D. Cả B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay