Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Văn Bản 1: Bản Đồ Dẫn Đường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Văn Bản 1: Bản Đồ Dẫn Đường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

VĂN BẢN 1: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đọc đoạn “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn … của chúng ta trong cuộc sống.” Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết được mục đích mà tác giả muốn hướng tới từ những quan điểm đối lập nhau?

A. Tuỳ từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.

B. Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta theo những con đường khác nhau như thế nào.

C. Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào?

A. Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

B. Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.

C. Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về nhà khi trời đã khuya. Oái oăm thay, sau khi về tới nhà, ông mới phát hiện đã để quên chiếc chìa khoá nhà tại công ty.

D. Cả A và B.

Câu 3: Tác giả của bài đọc “Bản đồ dẫn đường” là ai?

A. Jules Verne

B. Daniel Gottlieb

C. Donald Trump

D. Barack Obama

Câu 4: Các nhìn nhận về cuộc đời của “mẹ ông” đã làm cho “ông”:

A. Xác định được đúng “tấm bản đồ” của cuộc đời mình.

B. Tin tưởng hơn vào quan điểm của mình.

C. Mất niềm tin vào chính mình

D. Càng quyết tâm hơn trong việc tìm kiếm “tấm bản đồ” của mình

Câu 5: Câu chuyện của “ông” và “mẹ ông” được nêu trong đoạn trích nhằm thể hiện:

A. Sự nhìn nhận về cuộc đời của mỗi người không giống nhau.

B. Bố mẹ không thể tìm kiếm “tấm bản đồ” cho con cái của mình.

C. Trong mắt của “mẹ ông”, nhận thức của “ông” về cuộc sống rất ngây thơ.

D. Sự bế tắc của “ông” trong việc tìm kiếm “tấm bản đồ” của riêng mình.

Câu 6: “Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm.”

“Ngọn đèn đường” ở câu trên là một hình ảnh thuộc loại nào sau đây?

A. Tả thực

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?

A. Luận

B. Tả

C. Kể

D. Cảm nhận

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Từ cách tìm chìa khoá rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

A. Phẩm chất của con người đang đi xuống.

B. Con người chúng ta cần phải biết tìm chìa khoá chỗ tối.

C. Tìm tấm bản đồ dẫn đường phù hợp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Hai khía cạnh đó là gì?

A. Cách nhìn về cuộc đời, con người

B. Cách nhìn nhận về bản thân

C. Cách thay đổi vận mệnh của bản thân

D. Cả A và B.

Câu 3: Đọc đoạn “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn … của chúng ta trong cuộc sống”. Dưới đây là nội dung chính của từng đoạn. Câu nào không đúng?

A. Đoạn 1 giải thích khía cạnh thứ nhất của hình ảnh “tấm bản đồ”: cách nhìn của ta về phương pháp luận triết học.

B. Đoạn 2 khẳng định: những tấm bản đồ khác nhau sẽ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau.

C. Đoạn 3 giải thích khía cạnh thứ hai của hình ảnh “tấm bản đồ”: tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận của con người về bản thân.

D. Đoạn 4 nêu ý nghĩa của “tấm bản đồ” đối với cuộc sống của mỗi người.

Câu 4: Đọc đoạn “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn … của chúng ta trong cuộc sống”. Những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện sự khác nhau giữa con người lương thiện và con người tà ác.

B. Cho Sam hiểu rằng muốn đạt được thành công cần phải có quyền lực.

C. Khẳng định rằng những tấm bản đồ được xác định bởi những con người khác nhau sẽ không hề giống nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở trong bài) có vai trò gì?

A. Rất hữu ích. Nó giúp chúng ta biết ta đang ở đâu và giúp ta không bị lạc.

B. Hộ thân, cần phải sử dụng lúc khẩn cấp.

C. Rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.

D. Không có vai trò gì.

Câu 6: Hãy xác định tương quan cách nhìn nhận về cuộc đời của “ông” và của “mẹ ông”:

A. Hoàn toàn giốgn nhau

B. Hoàn toàn trái ngược nhau

C. Có chỗ giống nhau

D. Có chỗ khác nhau

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý “Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về cuộc đời, con người” là gì?

A. Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân.

B. Con người dễ bị thay đổi bởi những thói quen, tật xấu mà thế giới xung quanh ta gây nên.

C. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.

D. Cả A và C.

Câu 2: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý “Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về cuộc đời, con người” là gì?

A. Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.

B. Câu chuyện thực tế về một cặp anh em sinh đôi nhưng có quan điểm sống khác nhau.

C. Các câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý “Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân” là gì?

A. Hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận bản thân”. Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.

B. Con người cần phải hướng cuộc sống, mục tiêu của mình theo quy chuẩn của tầng lớp thượng lưu, bởi vì họ là những con người giỏi nên ta muốn thành công thì cần phải học theo họ.

C. Tấm bản đồ sẽ soi rọi cho con đường mà ta đi, chiếu đến những nơi tối tăm nhất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý “Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân” là gì?

A. Câu chuyện về những sinh linh bé nhỏ đang phải chịu những khổ đau trong khi nhiều người lại thừa tiền của, phung phí vào những việc vô bổ.

B. Câu chuyện về chính cuộc đời ông. Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.

C. Câu chuyện về người bạn thân của ông. Người bạn đó đã thấy được lí tưởng sống qua tấm bản đồ quý báu, kết tinh từ kinh nghiệm hàng mấy chục năm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc – “ông” đã tâm sự với “cháu” như vậy. Vì sao “ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình?

A. Vì ông không có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm quan niệm sống của bản thân.

B. Vì ông chịu áp lực của tư tưởng và những quy chuẩn xã hội, ông không biết có nên theo hay không.

C. Vì quan niệm sống của ông khác với mọi người xung quanh, khiến ông mất tự tin với quan điểm của mình và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho bản thân.

D. Ông chưa bao giờ động não suy nghĩ một cách kĩ lưỡng về vấn đề đó.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn là gì?

A. Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn vì bài học được rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn được kết nối khéo léo với vấn đề nghị luận.

B. Đổi mới cách vào đề, gây nên niềm xúc động cho độc giả qua nội dung của câu chuyện.

C. Làm cho bài văn thêm ấn tượng và trang trọng, thu hút người đọc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?

A. Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng.

B. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất kì ai khác.

C. Chúng ta cần phải chung sống hoà thuận với những người xung quanh, luôn yêu thương họ với một tấm lòng chân thành. Rồi một ngày nào đó ta sẽ được đền đáp lại xứng đáng.

D. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay