Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là

A.   Tương tác gen.

B.    Hoán vị gen

C.    Tác động đa hiệu của gen.

D.   Liên kết gen.

Câu 2: Ở các loài sinh vật nhân thực, tương tác gen là hiện tượng

A.   Các alen thuộc cùng một lôcut gen cùng quy định một tính trạng

B.    Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng

C.    Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định các tính trạng khác nhau

D.   Các alen thuộc các lôcut gen trên NST giới tính.

Câu 3: Thực chất của tương tác gen là

A.   Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng

B.    Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.

C.    Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.

D.   Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.

Câu 4: Tương tác gen được hình thành do tác động trực tiếp của

A.   Sản phẩm của các gen với nhau

B.    Các gen tác động với nhau và tạo ra một sản phẩm duy nhất

C.    Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.

D.   Sản phẩm của gen này tác động một gen khác làm gen đó không hoạt động.

Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?

A.   Một gen quy định một tính trạng

B. Một gen quy định một enzim/protein

C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit

D. Một gen quy định một kiểu hình

Câu 6: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là

A.   tương tác cộng gộp

B.    tác động bổ sung giữa 2 alen trội

C.    tác động bổ sung giữa 2 gen không alen

D.   tác động đa hiệu

Câu 7: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập

A.   có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen

B.    làm tăng biến dị tổ hợp

C.    có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

D.   có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

Câu 8: Các alen ở trường hợp nào có thể có sự tác động qua lại với nhau?

A.   Các alen cùng một locut

B.    Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên mộ NST

C.    Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau

D.   Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST khác nhau

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?

A.   Gen tạo ra nhiều loại mARN

B.    Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau

C.    Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác

D.   Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao

Câu 10: Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là

A.   tương tác gen.

B.    tác động đa hiệu của gen.

C.    sự mềm dẻo của kiểu hình.

D.   biến dị tương quan.

Câu 11: Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là

A.   gen điều hòa     

B.    gen đa hiệu

C.    gen tăng cường     

D.   gen trội

Câu 12: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền

A.   Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .

B.    Tương tác bổ trợ.

C.    Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .

D.   Tác động đa hiệu của gen.

Câu 13: Gen đa hiệu là hiện tượng

A.   một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng.

B.    hai hay nhiều gen khác locus tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.

C.    một gen có tác dụng kìm hãm sự biểu hiện của gen khác.

D.   hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau.

Câu 14: Tương tác cộng gộp là

A.   Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen bị mất đoạn tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

B.    Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen bị đảo đoạn tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

C.    Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen bị lặp đoạn tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

D.   Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

Câu 15: Tương tác gen và gen đa hiệu

A.   Phủ nhận học thuyết Menđen.

B.    Mở rộng thêm học thuyết Menđen.

C.    Giúp chỉ ra điều sai trong học thuyết Menđen.

D.   Cả A, B, C.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

A.   Phân li độc lập

B.    Liên kết gen hoàn toàn

C.    Tương tác bổ sung

D.   Tương tác cộng gộp.

Câu 2: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt với nhau được F1 đều có quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 355 bí quả tròn, 238 bí quả dẹt, 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của quy luật di truyền

A.   Trội không hoàn toàn

B.    Liên kết hoàn toàn

C.    Phân li độc lập

D.   Tương tác bổ sung

Câu 3: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen quy định màu hoa ỏ, các tổ hợp gen khác chỉ mang một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu trắng. Tính trạng màu hoa đỏ là kết quả của hiện tượng

A.   Trội hoàn toàn

B.    Trội không hoàn toàn

C.    Tác động bổ sung

D.   Tác động át chế

Câu 4: Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào?

A.   Tương tác cộng gộp

B.    Tương tác át chế

C.    Trội không hoàn toàn

D.   Tương tác bổ trợ

Câu 5: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?

A.   AABb

B.    aaBB

C.    AaBB

D.   AaBb

Câu 6: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa đỏ?

A.   AABb

B.    AaBb

C.    AaBB

D.   Cả ba kiểu gen trên

Câu 7: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?

A.   3

B.    2

C.    1

D.   4

Câu 8: Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:

A.   Tương tác bổ sung.

B.    Tương tác cộng gộp

C.    Phân li Menđen.

D.   Tương tác át chế.

Câu 9: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào đặc trưng cho tương tác át chế?

A.   15:1, 9:3:3:1.

B.    12:3:1, 9:3:4, 9:6:1.

C.    12:3:1, 9:6:1.

D.   12:3:1, 13:3.

Câu 10: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào không phải là đặc trưng cho tương tác át chế?

A.   15:1.

B.    9:3:4

C.    12:3:1

D.   13:3.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau

TƯƠNG TÁC GEN

Giả thuyết nào sau đây phù hợp nhất về sự di truyền của tính trạng chiều cao cây?

A.   Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 3 cặp gen tác động đến sư hình thành tính trạng.

B.    Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn,gen quy định chiều cao cây có 9 alen.

C.    Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

D.   Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

Câu 2: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tương tác của hai gen A và B theo sơ đồ

TƯƠNG TÁC GEN

Gen a và b không có khả năng đó, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn được F1, các cây F1 giao phấn tự do được F2. trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

A.   1/9

B.    1/8

C.    1/4

D.   3/7

Câu 3: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là

A.   1/16

B.    81/256

C.    1/81

D.   16/81

Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

A.   8/49

B.    9/16

C.    2/9

D.   4/9

Câu 5: Ở một loài thực vật, lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lai phân tích cây F1 thu được Fa phân li theo tỷ lệ 3 cây hoa trắng:1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Trong tổng số cây hoa trắng thu được ở F2 số cây đồng hợp tử chiếm tỷ lệ

A.   3/4

B.    1/16

C.    3/16

D.   3/7

Câu 6: Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 245 cây hoa trắng, 315 cây hoa đỏ. Nếu lấy hạt phấn của cây hoa đỏ F1 thụ phấn cho cây có kiểu gen lặn thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ thu được ở đời con là?

A.   3/4

B.    1/2

C.    1/4

D.   9/7

Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi 4 cặp gen không alen phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao là 80 cm. Cho giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất để thu F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, nếu lấy ngẫu nhiên một cây F2 có chiều cao 95 cm thì xác suất cây này mang một cặp gen dị hợp là

A.   5/32

B.    3/7

C.    15/32

D.   7/32

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 6 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 100cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau:

I. Cây cao nhất có chiều cao 136cm.

II. Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở Fcó 6 kiểu gen qui định.

III. Cây cao 118 cm Fchiếm tỉ lệ 5/16

IV. Trong số các cây cao 124 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/15.

Số phát biểu đúng là

A.   2

B.    1

C.    4

D.   3

Câu 2: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong số các cây hoa đỏ, có tối đa 4 loại kiểu gen.

II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có 50% số cây hoa đỏ.

III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa trắng.

IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/8.

A.   1

B.    3

C.    2

D.   4

Câu 3: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?

I. Cho cây T tự thụ phấn.

II. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.

III. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.

IV. Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.

V. Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

VI. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

A.   3

B.    2

C.    5

D.   4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay