Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG 3: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là

  1. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
  2. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
  3. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
  4. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất

Câu 2: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  1. hô hấp của sinh vật
  2. quang hợp của cây xanh
  3. phan giải chất hữu cơ
  4. khuếch tán

Câu 3: Trên Trái Đất, sinh quyên bao gồm những khu sinh học chủ yếu là

  1. các khu sinh học trên cạn
  2. các khu sinh học dưới nước
  3. khu sinh học nước ngọt và biển
  4. cả A và C

Câu 4: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?

  1. các khu sinh học trên cạn
  2. khu sinh học nước ngọt
  3. khu sinh học nước mặn
  4. cả B và C

Câu 5: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

  1. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
  2. duy trì sự cân bằng trong quần xã
  3. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  4. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 6: CO2 từ quần xã sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

  1. quang hợp
  2. hô hấp
  3. phân giải xác động vật, thực vật
  4. cả B và C

Câu 7: Thực vật hấp thụ nito dưới dạng

  1. NH4+
  2. N2
  3. NO3-
  4. NH4+ và NO3-

Câu 8: Chu trình cacbon trong sinh quyển

  1. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
  2. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
  3. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
  4. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

 

Câu 9: Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?

  1. Quang hóa.            
  2. Phân giải.                             
  3. Đồng hóa.                                      
  4. Dị hóa.

Câu 10: Chu trình cacbon trong sinh quyển

  1. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
  2. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
  3. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
  4. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

Câu 11: chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

  1. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.
  2. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật.
  3. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật với sinh vật
  4. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật.

Câu 12: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  1. hô hấp của sinh vật
  2. quang hợp của cây xanh
  3. phan giải chất hữu cơ
  4. khuếch tán

Câu 13: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?

  1. Hô hấp của động vật và thực vật
  2. Lắng đọng vật chất
  3. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
  4. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 14: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành nito ở dạng N2?

  1. động vật nguyên sinh
  2. vi khuẩn cố định nito trong đất
  3. thực vật tự dưỡng
  4. vi khuẩn phản nitrat hóa

Câu 15: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?

  1. Chu trình ni tơ                                                                                 
  2. Chu trình cacbon.
  3. Chu trình photpho.                                                                        
  4. Chu trình nước

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1:  Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?

  1. cánh đồng lúa
  2. ao nuôi cá
  3. đầm nuôi tôm
  4. rừng nguyên sinh

Câu 2: Khi nói về chu trình sinh địa hóa của cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sự vân chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
  2. Cacbon đi vào chu trình chủ yếu dưới dạng cacbon monoxit (CO)
  3. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi bào các lớp trầm tích
  4. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Câu 3: Các chu trình sinh - địa - hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì: 

  1. Chúng giữ cho hành tinh đủ ấm đảm bảo cho các sinh vật tồn tại được
  2. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều, và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt
  3. Các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục
  4. Chúng giúp loại bỏ các chất độc khỏi hệ sinh thái

Câu 4: Chu trình sinh địa hóa của một hệ sinh thái có liên quan đến yếu tố vô cơ cũng như hữu cơ của hệ sinh thái đó, trong các chu trình đó đặc điểm nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?

  1. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
  2. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  3. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  4. Chu trình năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 5: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào:

  1. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu.
  2. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  3. đặc điểm địa lí, khí hậu.
  4. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu.

Câu 6: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?

  1. các khu sinh học trên cạn
  2. khu sinh học nước ngọt
  3. khu sinh học nước mặn
  4. cả B và C

Câu 7: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2 khí trong khí quyển là:

  1. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
  2. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
  3. kích thích quá trình quan hợp.
  4. làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 8: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

  1. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
  2. duy trì sự cân bằng trong quần xã
  3. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  4. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 9: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước  và bảo vệ nguồn nước sạch.

  1. Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu.
  2. Nước là nhu cầu không thể thiếu đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng.
  3. Nguồn nước không phải là vô tận, đang bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng.
  4. Cả a, b, c.

Câu 10: Trong chu trình sinh hóa địa lí của nito, nơi có lượng nito dự trữ lớn nhất là: 

  1. Sinh vật
  2. Khí quyển
  3. Đất
  4. Nhiên liệu hóa thạch

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: “ Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ - hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến 1 phần chu trình vật chất nào sau đây:

  1. Chu trình oxi.                                                                                     
  2. Chu trình nitơ
  3. Chu trình nước.                                                                               
  4. Chu trình phospho.

Câu 2: Câu nào đúng?

  1. Nguồn nước ngọt là không thiếu cho con người sử dụng mãi mãi.
  2. Cây xanh có khả năng hấp thụ nito phân tử.
  3. Nước là thành phần chiếm phần lớn khối lượng sinh vật.
  4. Thực vật hấp thụ CO để tạo nên chất hữu cơ là cacbonhidrat nhờ quá trình quang hợp.

Câu 3: Khi nói về chu trình sinh địa hóa của cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sự vân chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
  2. Cacbi đi vào chu trình chủ yếu dưới dạng cacbob monoxit (CO)
  3. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp chầm tích
  4. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Câu 4: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?

  1. cánh đồng lúa
  2. ao nuôi cá
  3. đầm nuôi tôm
  4. rừng nguyên sinh

Câu 5: Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).
  2. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
  3. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-).
  4. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+).

Câu 6:  Qua chu trình Cacbon, một số học sinh rút ra nhận xét sau:

(1). Cả thực vật và động vật đều thải CO2 vào khí quyển.

(2). Lượng CO2 được thải vào khí quyển tăng cao do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải…

(3). Khí CO2 trong khí quyển góp phần làm Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái đất.

(4). Tất cả cacbon được quần xã sinh vật trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín.

Tổ hợp những câu nhận xét đúng là:

  1. 1, 2 và 3    
  2. 2 và 3  
  3. 2, 3 và 4  
  4. 1, 2, 3 và 4.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau về chu trình cacbon: 

  1. Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
  2. Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí cacbon trong khsi quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon
  3. Cacbon trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí cacbonic vào đầu khí quyển
  4. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín

Số phát biểu có nội dung không đúng là: 

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 2: Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
  2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
  3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.
  4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa Nthành NH3cung cấp cho cây.
  5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…
  6. 2
  7. 3
  8. 5
  9. 4

Câu 3: Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:

  1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường
  2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng
  3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng

Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?

  1. 2 – 1 – 3.
  2. 3 – 2 – 1.
  3. 3 – 1 – 2.
  4. 1 – 2 – 3.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay