Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

A.   Sao mã

B.    Tự sao

C.    Giải mã

D.   Khớp mã

Câu 2: Dịch mã là quá trình tổng hợp

A.   Protein

B.    mARN

C.    ADN

D.   tARN

Câu 3: Tổng hợp chuỗi polipeptit xảy ra ở

A.   Tế bào chất

B.    Tất cả các bào quan

C.    Nhân tế bào

D.   Nhiễm sắc thể

Câu 4: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A.   ADN.

B.    mARN.

C.    Ribôxôm.

D.   tARN.

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A.   Ribôxôm.

B.    mARN trưởng thành.

C.    tARN.

D.   mARN sơ khai.

Câu 6: Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?

A.   tARN

B.    ADN

C.    mARN

D.   rARN

Câu 7: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là

A.   tARN.    

B.    mARN.      

C.    rARN.    

D.   ADN.

Câu 8: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A.   ADN

B.    tARN

C.    rARN

D.   mARN

Câu 9: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A.   ADN

B.    mARN

C.    tARN

D.   rARN

Câu 10: Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?

A.   Tham gia hoạt hoá axit amin

B.    Giúp hình thánh liên kết peptit giữa các axit amin

C.    Cả A và B đúng

D.   Cả A, B, C đều sai

Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?

A.   Ribôxôm cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau

B.    Được cấu tạo từ ARN và prôtêin

C.    Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.

D.   Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.

Câu 12: Quá trình dịch mã được quy ước chia làm bao nhiêu giai đoạn?

A.   2

B.    3

C.    1

D.   4

Câu 13: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A.   Phiên mã và hoạt hóa axit amin

B.    Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit

C.    Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu

D.   Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit

Câu 14: Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là?

A.   mARN

B.    Chuỗi polipeptit

C.    Axit amin tự do

D.   Phức hợp aa-tARN

Câu 15: Phức hợp aa-tARN là sản phẩm của quá trình?

A.   Hoạt hóa axit amin                    

B.    Hình thành chuỗi polipeptit

C.    Cắt bỏ axit amin mở đầu

D.   Khớp mã của tARN vào mARN

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực?

A.   Xảy ra trong tế bào

B.    Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã

C.    Axit amin mở đầu là methionin

D.   Nhiều ribôxôm có thể cùng tham gia dịch mã một phân tử mARN

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã?

A.   Quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực chỉ xảy ra trong tế bào chất

B.    Quá trình dịch mã hoàn tất khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN

C.    Phân tử rARN đóng vai trò là “người phiên dịch” trong quá trình dịch mã

D.   Trên mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân thực chỉ có một bộ ba mở đầu AUG

Câu 18: Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng?

A.   Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.

B.    Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit

C.    Liên kết hiđrô được hình thành trước liên kết peptit

D.   Chiều dịch chuyển của ribôxôm trên mARN là 5’-3’

Câu 19: Điều nào sau đây không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

A.   Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào

B.    Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ

C.    Đều bắt đầu bằng axit amin mêtiônin

D.   Đều bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin

Câu 20: Trong quá trình dịch mã

A.   Nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN

B.    Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’

C.    Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN

D.   Trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Trong tổng hợp prôtêin, tại sao phải cần tới năng lượng ATP?

A.   Liên kết peptit giữa các axit amin cần có năng lượng để hình thành

B.    Sự hoạt hoá axit amin cần có năng lượng

C.    Các tARN cần có năng lượng để khớp mã với mARN

D.   Cả A, B, C

Câu 2: Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?

A.   Hiđrô

B.    Hoá trị

C.    Phôtphođieste

D.   Peptit

Câu 3: Các giai đoạn cùa dịch mã là

A.   Giải mã → Sao mã.

B.    Sao mã →Khớp đối mã→Giải mã.

C.    Hoạt hóa→ Tổng hợp polipeptit.

D.   Phiên mã→Hoạt hóa→Tổng hợp polipeptit.

Câu 4: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Xảy ra trong tế bào chất

(2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.

(3) Cần ATP và các axit amin tự do

(4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

A.   2

B.    4

C.    3

D.   1

Câu 5: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?

I. quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời

II. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’

III. Cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN

IV. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methioni

A.   1

B.    4

C.    3

D.   2

Câu 6: Kết quả của giai đoạn dịch mã là

A.   Phân tử mARN mới.

B.    Chuỗi pôlipeptit mới.

C.    Phân tử ADN mới.

D.   NST.

Câu 7: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A.   Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

B.    Điều hoà sự tổng hợp prôtêin

C.    Tổng hợp các prôtêin cùng loại

D.   Tổng hợp được nhiều loại prôtêin

Câu 8: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:

A.   Kết thúc bằng Met.

B.    Bắt đầu bằng axit amin Met.

C.    Bắt đầu bằng foocmin-Met.

D.   Bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 9: Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó được gọi là

A.   Codon

B.    Triplet

C.    Anticodon

D.   Exon

Câu 10: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung theo từng cặp nuclêôtit được thể hiện ở cơ chế nào?

A.   Cơ chế tự sao

B.    Cơ chế phiên mã

C.    Cơ chế giải mã

D.   Cả 3 cơ chế trên

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Cho các dữ liệu sau

1- Enzyme thủy phân aa mở đầu

2- Riboxom tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mARN

3- Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein

4- Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại

Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là

A.   4 -3- 1-2

B.    4 -2- 3 -1

C.    4 -1 – 3 -2

D.   4- 2 -1- 3

Câu 2: Cho các dữ liệu sau

1- Riboxom gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại

2- Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein

3- Enzyme cắt bỏ axit amin mở đầu

4- Riboxom rời khỏi mARN

Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là

A.   3 -4- 1-2

B.    1 -3- 2 -4

C.    1 -4 - 3 -2

D.   1- 2 -4- 3

Câu 3: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.

(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’ - 3'.

(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).

(4) Xảy ra ở tế bào chất.

(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.

(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.

A.   4

B.    6

C.    5

D.   7

Câu 4: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ?

(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.

(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’→ 3.

(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).

(4) Xảy ra ở tế bào chất.

(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.

(6) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.

A.   4

B.    6

C.    5

D.   7

Câu 5: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtít là

A.   5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.

B.    5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C.    5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’

D.   5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

Câu 6: Biết các codon mã hóa các axitamin như sau:GGG-Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; UXG-Ser; AGX-ser, XGA-Arg. Một đoạn mạch của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit của mạch bổ sung là 5’ AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axitamin thì 4 axitamin đó là

A.   Ser-Arg-Pro-Gly

B.    pro-Gly-Ser-Ala

C.    Gly-Pro-Ser-Arg

D.   Ser-Ala-Gly-Pro

Câu 7: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau

3' XGA GAA TTT XGA 5' (mạch mã gốc)

5' GXT XTT AAA GXT 3'

Cho biết một số axit amin được mã hóa tương ứng với các bộ ba: XGA-acginin, GAA-axit glutamic, UUU-phênialanin, GXU-alanin, XUU-lơxin, AAA-lizin, GGU-alixin, AUG-mêtiônin.

Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là

A.   axit glutamic - acginin - phênialanin - axit glutamic

B.    acginin - axit glutamic - phênialanin - acginin

C.    alanin - lơxin - lizin - alanin

D.   lơxin - alanin - valin - lizin

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Người ta tổng hợp một mARN từ một hỗn hợp nuclêôtít có tỉ lệ A: U: G: X = 2: 1: 3: 4. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nuclêôtít A là

A.   48,8%

B.    51,2%

C.    72,6%

D.   78,4%

Câu 2: Phân tử mARN của virut khảm thuốc lá có 80%U và 20% X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là

A.   27,3%

B.    38,4%

C.    34,3%

D.   44,1%

Câu 3: Trong một ống nghiệm, có 4 loại nu với tỉ lệ lần lượt là A: U: G: X = 1: 2: 1: 2. Từ 4 loại nu này người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2700 bộ ba thì theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?

A.   100

B.    150

C.    75

D.   300

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay