Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Sinh học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌCCHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀNBÀI 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
BÀI 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
A. Cùng loài; hai; phụ thuộc
B. Thuần chủng; hai; phụ thuộc
C. Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc
D. Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc
Câu 2: Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập là
A. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau
B. P thuần chủng, F1 đồng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1
C. P khác nhau n cặp tính trạng, F2 có 3n kiểu gen
D. Các gen không ở trên cùng 1 NST
Câu 3: Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là
A. Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
B. Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
C. Số lượng con lai phải lớn.
D. Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường
Câu 4: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là
A. Các giao tử và hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
B. Sự phân li các NST là như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh
C. Số lượng cá thể ở thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác
D. Mỗi cặp gen phải nằm trên những NST tương đồng khác nhau
Câu 5: Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì
A. Thường xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
B. Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
C. Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của các nhân tố gây đột biến.
D. Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.
Câu 6: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng
B. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng
D. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh
Câu 7: Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập là?
A. Dự đoán trước được kết quả lai
B. Giải thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên
C. Tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt
D. Cả ba ý trên
Câu 8: Biến dị tổ hợp là
A. Biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có ở bố mẹ
B. Biến dị được hình thành mất một đoạn nhỏ NST
C. Biến dị được hình thành đảo đoạn NST chứa tâm động
D. Cả A, B, C
Câu 9: Menđen thực hiện thí nghiệm lai hai tính trạng trên
A. Ruồi giấm
B. Đậu Hà Lan
C. Hoa hồng
D. Chuột bạch
Câu 10: Menđen đã nhận ra rằng “___________ quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử”
A. mARN
B. tARN
C. rARN
D. Các cặp nhân tố di truyền
Câu 11: Nhân tố di truyền nằm trên
A. Cây đậu Hà Lan
B. NST
C. tARN
D. ribôxôm
Câu 12: Đâu không phải ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập?
A. Dự đoán trước được kết quả lai
B. Giải thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên
C. Tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt
D. Sản xuất ra nhiều loại thuốc phục vụ con người
Câu 13: Trong thí nghiệm của mình, Menđen dùng các cây đậu Hà Lan khác nhau về bao nhiêu tính trạng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Trong thí nghiệm, Menđen đã dùng P
A. Thuần chủng, khác nhau về 2 tính trạng
B. Không thuần chủng
C. Thuần chủng, các tính trạng giống nhau
D. Không thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng
Câu 15: Để thu được F2, Menđen đã cho F1
A. Dùng thuốc kích thích
B. Tự thụ phấn
C. Mất một đoạn NST
D. Đảo đoạn NST
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gen?
A. 2n
B. 3n
C. n
D. 2n
Câu 2: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. (3:1)n
B. (1:2:1)n
C. 9:3:3:1
D. (1:1)n
Câu 3: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 9
B. 6
C. 4
D. 1
Câu 4: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu hình khác nhau trong quần thể?
A. 9
B. 6
C. 4
D. 1
Câu 5: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử là
A. 6
B. 8
C. 12
D. 16
Câu 6: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử là
A. 6
B. 8
C. 12
D. 16
Câu 7: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBbdd
B. AaBbDd
C. AaBBDd
D. AABbDd
Câu 8: Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?
A. Aabb
B. AABb
C. aaBB
D. AaBb
Câu 9: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Cơ thể nào sau đây giảm phân cho nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBbdd.
B. AABbdd.
C. aaBbdd.
D. AabbDD.
Câu 10: Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho đời con đồng nhất về kiểu hình
A. aabb × AaBB.
B. Aabb × AABB
C. AABb × AABb
D. Aabb × AaBB
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Cho phép lai AaBb × Aabb. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, kiểu hình (A-B-) ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 1/4
B. 9/16
C. 3/8
D. 1/8
Câu 2: Cho phép lai AaBb × AaBb. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, kiểu hình (A-B-) ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 1/4
B. 9/16
C. 3/8
D. 1/8
Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ dị hợp trong số thân cao, hoa đỏ ở F1 là
A. 1/9
B. 4/9.
C. 2/3.
D. 1/3
Câu 4: Cho phép lai P: AaBbDD × aaBbDd. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết ở F1 số cá thể mang kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50%
B. 87,5%
C. 37,5%
D. 12,5%
Câu 5: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/2
D. 1/16
Câu 6: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng?
A. 10,55%
B. 42,19%
C. 12,50%
D. 0,39%
Câu 7: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, aen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ
A. 7/32
B. 27/128
C. 9/64
D. 81/256
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt trội hoàn toàn so với a: mắt lồi; B mắt xám, trội hoàn toàn so với b : mắt trắng. Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb × AaBb , người ta thu được 789 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi màu trắng là
A. 65
B. 260
C. 195
D. 130
Câu 2: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 150 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, hãy cho biêt số cây mang kiểu gen AaBbDd
A. 2400 cây
B. 1200 cây
C. 1600 cây
D. 1500 cây
Câu 3: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe thu được F1. Tính theo lý thuyết, có mấy kết luận đúng về kết quả của F1
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256.
(2) Có thể có tối đa 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên.
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16.
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ (3/4).
(5) Có 256 kiểu tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5