Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: Hệ sinh thái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG 3: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 42. HỆ SINH THÁI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì

  1. có cấu trúc lớn nhất
  2. có chu trình tuần hoàn vật chất
  3. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
  4. có sự đa dạng sinh học

Câu 2:  Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:

  1. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
  2. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
  3. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
  4. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Câu 3: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là

  1. hệ sinh thái biển
  2. hệ sinh thái nông nghiệp
  3. hệ sinh thái thành phố
  4. hệ sinh thái tự nhiên

Câu 4:  Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

  1. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
  2. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
  3. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng
  4. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng

Câu 5: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

  1. lớn nhất
  2. tương đối lớn
  3. ít nhất
  4. tương đối ít

Câu 6: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

  1. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  2. các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  3. các hệ sinh thái rừng và biển
  4. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Câu 7: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

  1. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
  2. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  3. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
  4. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 8: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  1. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  2. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  3. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  4. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

 

Câu 9: Hệ sinh thái bao gồm

  1. quần xã sinh vật và sinh cảnh
  2. tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài
  3. các loài quần tụ với nhau tại 1 không gian xác định
  4. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau

Câu 10: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?

  1. các hệ sinh thái thảo nguyên
  2. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
  3. các hệ sinh thái hoang mạc
  4. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)

Câu 11: Hệ sinh thái là

  1. hệ mở
  2. khép kín
  3. tự điều chỉnh
  4. cả A và C

Câu 12: Câu nào sau đây là không đúng?

  1. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
  2. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  3. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
  4. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Câu 13:  Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

  1. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  2. các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  3. các hệ sinh thái rừng và biển
  4. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Câu 14: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?

  1. các hệ sinh thái thảo nguyên
  2. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
  3. các hệ sinh thái hoang mạc
  4. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)

Câu 15: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  1. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  2. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  3. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  4. cả A, B và C

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  1. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  2. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  3. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  4. cả A, B và C

Câu 2: Câu nào sau đây là không đúng?

  1. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
  2. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  3. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
  4. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Câu 3: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

  1. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
  2. Hệ sinh thái biển
  3. Hệ sinh thái sông, suối
  4. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 4: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  1. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  2. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
  3. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  4. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Câu 5: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
  2. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
  3. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bâc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể
  4. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

Câu 6: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

  1. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao
  2. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.
  3. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.
  4. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao

Câu 7: Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

  1. Các loài động vật.     
  2. Các loài vi sinh vật.
  3. Các loài thực vật.    
  4. Xác chết của sinh vật.

Câu 8: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
  2. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
  3. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bâc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể
  4. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

Câu 9: Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

  1. Các loài động vật.     
  2. Các loài vi sinh vật.
  3. Các loài thực vật.     
  4. Xác chết của sinh vật.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
  2. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
  3. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bởi các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
  4. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

Câu 2: Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

  1. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
  2. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
  3. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
  4. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ

  1. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
  2. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
  3. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
  4. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 4: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
  2. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
  3. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
  4. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

Câu 5: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

  1. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao
  2. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.
  3. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.
  4. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao

Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?

  1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
  2. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.

III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

  1. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
  2. 2.     
  3. 1.     
  4. 3.     
  5. 4.

Câu 7: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
  2. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.

  1. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
  2. 4     
  3. 3     
  4. 2     
  5. 1

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên

  1. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng.
  2. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

  1. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Số nhận định đúng là

  1. 2      
  2. 1     
  3. 3     
  4. 4

Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?

  1. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi trường vô sinh.
  2. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.

III. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số vi khuẩn hóa tự dưỡng.

  1. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.
  2. 1.     
  3. 2.     
  4. 3.      
  5. 4.

Câu 3: Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
  2. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.

IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.

  1. 2     
  2. 4     
  3. 1     
  4. 3

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay