Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 14: Thực hành lai giống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Thực hành lai giống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 14. THỰC HÀNH: LAI GIỐNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Mục tiêu của bài học là

  1. Rèn luyện kĩ năng bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học
  2. Rèn luyện phương pháp nghiên cứu di truyền học thông qua các băng hình
  3. Đánh giá kết quả lai được cung cấp
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Thông qua bài học, ta có thể

  1. Tự mình bố trí thí nghiệm lai, tạo dòng thuần chủng
  2. Đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê
  3. Tạo được các loại thuốc kích thích tăng trưởng
  4. Cả A và B

Câu 3: Đâu không phải mục tiêu của bài học?

  1. Rèn luyện kĩ năng bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học
  2. Rèn luyện phương pháp nghiên cứu di truyền học thông qua các băng hình
  3. Tạo được các loại thuốc kích thích tăng trưởng
  4. Cả A và B

Câu 4: Cây ngắn ngày

  1. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ
  2. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 8 giờ
  3. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
  4. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ

Câu 5: Cây ngắn ngày thường ra hoa vào

  1. Mùa xuân
  2. Mùa thu
  3. Mùa đông
  4. Cả B và C

Câu 6: Cây dài ngày

  1. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ
  2. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 8 giờ
  3. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
  4. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ

Câu 7: Cây dài ngày thường nở hoa vào

  1. Mùa xuân và mùa hè
  2. Mùa hè và mùa thu
  3. Mùa thu và mùa đông
  4. Mùa xuân và mùa đông

Câu 8: Nhận định nào dưới đây về tần số hoán vị gen không đúng? 

  1. Được sử dụng để lập bản đồ gen.
  2. Thể hiện lực liên kết giữa các gen
  3. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen
  4. Không vượt quá 50%

Câu 9: Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường làm như thế nào?

  1. Phân tích di truyền giống lai
  2. Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
  3. Lai phân tích
  4. Lai thuận nghịch

Câu 10: Sau khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt được F1 thì Morgan đã thí nghiệm tiếp thế nào để phát hiện hoán vị gen ?

  1. Lai phân tích ruồi cái F1
  2. Lai phân tích ruồi đực P
  3. Lai phân tích ruồi đực F1
  4. Lai phân tích ruồi cái P

Câu 11: Hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn không có ý nghĩa

  1. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
  2. Lập bản đồ di truyền
  3. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
  4. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định

Câu 12: Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa

  1. Tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
  2. Lập bản đồ di truyền.
  3. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt.
  4. Cả A và B

Câu 13: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là

  1. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
  2. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
  3. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
  4. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 14: Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST

  1. Không mang gen
  2. Mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường
  3. Chỉ mang gen quy định giới tính
  4. Luôn tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào

Câu 15: Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét

  1. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
  2. nằm trên nhiễm săc thể thường.
  3. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y.
  4. nằm ở tế bào chất.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hai tính trạng nào sau đây là đặc trưng của gen đơn?

  1. Màu sắc và hình dạng hạt
  2. Màu sắc và vị trí của hoa
  3. Màu sắc của hoa và vỏ hạt
  4. Chiều cao và màu sắc của hạt

Câu 2: Kết quả lai thuận và lai nghịch ở F1 và F2 giống nhau thì rút ra được kết luận tính trạng bị chi phối bởi

  1. Gen nằm trên NST thường
  2. Ảnh hưởng của giới tính
  3. Gen nằm ở tế bào chất
  4. Gen nằm trên NST giới tính

Câu 3: Lai 2 dòng bí quả dẹt thu được đời con gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Kiểu gen của bố mẹ là

  1. Aabb x aaBB
  2. AaBb x AaBb  
  3. AaBB x Aabb
  4. AABB x aabb

Câu 4: Một loài hoa có 4 thứ: 1 thứ hoa trắng và 3 thứ hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ thứ nhất tự thụ phấn F1 thu được 165 cây hoa đỏ, 55 cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thứ 2 thụ phấn F1 thu được 135 cây hoa đỏ: 45 cây hoa trắng. Kiểu gen của 2 cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 là

  1. Aabb và aaBb
  2. Aabb và aaBB
  3. AAbb và aaBb
  4. AaBb và aaBb

Câu 5: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt:179 quả tròn:28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?

  1. Tương tác át chế
  2. Tương tác cộng gộp
  3. Trội không hoàn toàn
  4. Tương tác bổ trợ

Câu 6: Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng cùng loài được F1 toàn cây đỏ. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng ở P, thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo qui luật nào?

  1. Tương tác bổ sung
  2. Phân li
  3. Tương tác cộng gộp
  4. Phân li độc lập

Câu 7: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanh-vàng). F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật

  1. Phân li độc lập
  2. Trội không hoàn toàn
  3. Tương tác gen
  4. Liên kết gen

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Người ta khẳng định rằng kiểu hình của chiều cao cây đậu ngắn sẽ chỉ được biểu hiện khi

  1. Cả bố và mẹ đều cao
  2. Bố mẹ cao và cây khác thấp
  3. Hạt được tạo ra bằng cách gây đột biến
  4. Cả bố và mẹ đều thấp

Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ

  1. 25,0%.
  2. 37,5%.
  3. 50,0%.
  4. 6,25%.

Câu 3: Ở một loài thực vật, chiều cao được qui định bởi một số cặp gen. Mỗi alen trội đều góp phần như nhau để làm giảm chiều cao cây. Khi lai giữa một cây cao nhất có chiều cao 230cm với cây thấp nhất có chiều cao 150cm được F1 có chiều cao trung bình. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được các cây F2 có 9 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao. Theo lý thuyết, nhóm cây có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ là:

  1. 7/64
  2. 7/32
  3. 35/128
  4. 15/128

Câu 4: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi 4 cặp gen không alen phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao là 80 cm. Cho giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất để thu F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, nếu lấy ngẫu nhiên một cây F2 có chiều cao 95 cm thì xác suất cây này mang một cặp gen dị hợp là

  1. 5/32
  2. 3/7
  3. 15/32
  4. 7/32

Câu 5: Ở một loài thực vật, có 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee phân li độc lập, tác động qua lại với nhau theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất (có chiều cao 320 cm) thu được cây lai F1. Cho cây lai F1 giao phấn với cây có kiểu gen AaBBDdee. Hãy cho biết cây có chiều cao 300 cm ở Fchiếm tỉ lệ bao nhiêu?

  1. 5/16
  2. 15/16
  3. 3/32
  4. 1/16

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao cây dài ngày thường ra hoa vào tháng 3 và tháng 4 dương lịch?

  1. Vì các tháng này có ánh sáng ban ngày dài hơn các tháng trước đó
  2. Vì các tháng này có độ ẩm nhiều hơn các tháng trước đó
  3. Vì các tháng này sâu bệnh không phát triển được
  4. Vì các tháng này cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn

Câu 2: Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng, F1 thu được 81,25% lông trắng, còn lại là lông nâu. Biết gen quy định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường. Nếu chỉ chọn các con lông nâu F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí thuyết ở F2 là

  1. 8 con lông nâu: 1 con lông trắng.
  2. 1 con lông nâu: 1 con lông trắng
  3. 3 con lông nâu: 1 con lông trắng.
  4. 3 con lông trắng: 5 con lông nâu.

Câu 3: Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng thu được F1 gồm 18,75% con lông nâu, còn lại các con khác lông trắng. Biết các gen quy định tính trạng nằm trên các NST thường khác nhau. Nếu chỉ chọn các con lông trắng ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình đời con F2 là

  1. 8 con lông nâu: 1 con lông trắng
  2. 8 con lông trắng: 1 con lông nâu
  3. 3 con lông nâu: 13 con lông trắng
  4. 16 con lông nâu: 153 con lông trắng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay