Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 15: Bài tập chương I và chương II

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Bài tập chương I và chương II. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 15. BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm

  1. Mang thông tin mã hóa axit amin
  2. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
  3. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
  4. Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Câu 2: Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần

  1. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc
  2. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc
  3. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc
  4. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc

Câu 3: Vùng kết thúc của gen nằm ở

  1. đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
  2. đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
  3. đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  4. đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 4: Bản chất của mã di truyền là

  1. một bộ ba mã hoá cho một axit amin
  2. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin
  3. các axit amin đựơc mã hoá trong gen
  4. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

Câu 5: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

  1. Tính thoái hóa
  2. Tính liên tục
  3. Tính phổ biến
  4. Tính đặc hiệu

Câu 6: Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

  1. Axit amin
  2. Ribônuclêôtit
  3. Nuclêôtit
  4. Phôtpholipit

Câu 7: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng

  1. nối các đoạn Okazaki với nhau
  2. tháo xoắn phân tử ADN
  3. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi
  4. tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' - OH tự do

Câu 8: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều

  1. cùng chiều tháo xoắn của ADN
  2. 3' đến 5'
  3. 5' đến 3'
  4. cùng chiều với mạch khuôn

Câu 9: Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là

  1. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.
  2. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh
  3. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.
  4. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’—>5’ của gen.

Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối đã nối các đoạn nào lại với nhau?

  1. Exon
  2. Okazaki
  3. Intron
  4. Mồi

Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

  1. ADN ligaza
  2. ADN giraza
  3. ADN pôlimeraza
  4. Hêlicaza

Câu 12: Trong các enzim được tế bào sử dụng trong cơ chế di truyền ở cấp phân tử, loại enzim nào sau đây có khả năng liên kết 2 đoạn polinuclêôtit lại với nhau?

  1. Enzim tháo xoắn
  2. ARN polimeraza
  3. ADN polimeraza
  4. Ligaza

Câu 13: Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gỉ?

  1. Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
  2. Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.
  3. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
  4. Xác định được các dòng thuần.

Câu 14: Tương tác theo kiểu đồng trội là?

  1. gen có 3 alen, sự có mặt của cả 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới
  2. gen có 3 alen, các alen có tính trội sắp xếp theo thứ tự a1>a2>a3
  3. gen có 3 alen, một alen trội và 2 len lặn
  4. kiểu hình phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Câu 15: Kí hiệu P trong phép lai là gì?

  1. Bố
  2. Mẹ
  3. Bố mẹ
  4. Con lai

Câu 16: Kí hiệu F1 trong phép lai là gì?

  1. Bố
  2. Mẹ
  3. Bố mẹ
  4. Con lai

Câu 17: Tính trạng là gì?

  1. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền...
  2. Các đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể sinh vật.
  3. Nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
  4. Cả A, B, C.

Câu 18: Thế nào là tính trạng tương phản?

  1. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
  2. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
  3. Các tính trạng khác nhau.
  4. Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 19: Tính trạng trội là?

  1. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
  2. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
  3. Tính trạng xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
  4. Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 20: Tính trạng trung gian là

  1. Tính trạng được biểu hiện trung bình cộng giữa tính trạng trội và tính trạng lặn.
  2. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1.
  3. Tính trạng xuất hiện F2 với tỉ lệ 1/2.
  4. Tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấ át không hoàn toàn alen lặn cùng cặp.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêôtít (A, T, G và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ 2) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?

  1. 6
  2. 16
  3. 64
  4. 4

Câu 2: Một gen có chiều dài 5100Å có tổng số nuclêôtit là

  1. 3000
  2. 3600
  3. 2400
  4. 4200

Câu 3: Một gen có chiều dài 4080 Å có tổng số nuclêôtit là

  1. 3000
  2. 3600
  3. 2400
  4. 4200

Câu 4: Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là

  1. 4420
  2. 884
  3. 442
  4. 8840

Câu 5: Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20% T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 1820. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là

  1. 4420
  2. 884
  3. 442
  4. 8840

Câu 6: Một gen có chiều dài L, đâu là công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:

  1. N=L×2
  2. N=×2
  3. N=L×3,4×2
  4. N=×3,4

Câu 7: Công thức liên hệ giữa khối lượng trung bình của gen và tổng số nuclêôtit của gen là

  1. N=M×300
  2. M=N×2×300
  3. M=N×300
  4. M=N/300

Câu 8: Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là

  1. 2100
  2. 4200
  3. 21000
  4. 42000

Câu 9: Một mạch của gen có khối lượng bằng 3,15.105 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là

  1. 2100
  2. 4200
  3. 21000
  4. 42000

Câu 10: Các nuclêôtit trên hai mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung thì khẳng định nào sau đây sai?

  1. A = T
  2. G1= X2
  3. A1+T1= G2+X2
  4. A + G = N/2

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Câu 2: Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng

  1. 2550 µm
  2. 0,255 µm
  3. 0,51 µm
  4. 5100 µm

Câu 3: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC; B = 44oC; C = 55oC; D = 84oC; E = 71oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

  1. D → B → C → E → A
  2. D → E → C → B → A
  3. A → E → C → B → D
  4. D → E → B → A → C

Câu 4: Ở một loài thực vật, khi lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 5 đỏ : 1 trắng là:

  1. 4/9.
  2. 4/27.
  3. 2/27
  4. 2/9.

Câu 5: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen Aaaa × AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ:

  1. 2/9
  2. 1/12 
  3. 11/12
  4. 4/9

Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con đầu lòng bị bạch tạng. Lần mang thai tiếp theo, người vợ đi siêu âm là thai đôi. Xác suất để ít nhất 1 đứa bé sinh đôi bị bạch tạng là bao nhiêu. Giả sử khả năng sinh đôi cùng trứng là 1/4; sinh đôi khác trứng là 3/4.

  1. 39,06%
  2. 37,5%
  3. 32,81%
  4. 6,25%

Câu 7: Một cặp vợ chồng cùng kiểu gen IBIO sinh được một người con trai có nhóm máu B. Người con trai này lớn lên lấy vợ có nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con có cả trai cả gái và các con không cùng nhóm máu là

  1. 11/24 
  2. 5/24 
  3. 7/24 
  4. 9/24

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3 và alen A4; alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Theo lý thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

  1. Thực hiện phép lai giữa 2 cá thể (P), nếu F1thu được tối đa 3 loại kiểu gen, thì chỉ có 2 loại kiểu hình.
  2. Cho 1 cá thể lông đen lai với 1cá thể lông vàng, nếu đời con F1có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì tối đa có 5 phép lai phù hợp.

III. Cho cá thể lông đen lai với cá thể lông xám, đời F1 sẽ thu được tỉ lệ 2 lông đen: 1 lông xám: 1 lông trắng.

  1. Cho các cá thể lông xám giao phối với nhau, trong số cá thể lông xám thu được ở đời F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/2.
  2. 3
  3. 2
  4. 1
  5. 4

Câu 2: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen. Alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1). Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(2). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.

(3). Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen có tỷ lệ bằng nhau và 3 loại kiểu hình có tỷ lệ 1:2:1.

(4). Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

(5). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có số loại kiểu hình ít nhất là 1 và tối đa là 4.

Câu 3: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai và thu được kết quả như ở bảng dưới đây.

Phép lai

Kiểu hình P

Tỉ lệ kiểu hình ở F1

Mắt đỏ

Mắt vàng

Mắt nâu

Mắt trắng

1

Mắt đỏ x Mắt nâu

25%

25%

50%

0%

2

Mắt vàng x mắt vàng

0%

75%

0%

25%

Biết rằng không xuất hiện đột biến. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  1. Alen quy định màu mắt đỏ là trội hoàn toàn so alen quy định với màu mắt nâu.
  2. Cả cá thể mắt đỏ và mắt nâu ở đời P trong phép lai 1 đều có kiểu gen dị hợp. Có hai kiểu gen cùng quy định kiểu hình mắt đỏ trong phép lai này
  3. Hai cá thể mắt vàng ở đời P trong phép lai 2 có kiểu gen khác nhau.
  4. Cho cá thể mắt nâu ở đời P của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở đời P của phép lai 2, theo lý thuyết, kiểu hình mắt nâu chiếm 50% tổng số cá thể ở đời con.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay