Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả

  1. Các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  2. Các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  3. Các elen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  4. Các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Câu 2: Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên

  1. Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
  2. Vốn gen của quần thể
  3. Kiểu hình của quần thể
  4. Kiểu gen của quần thể

Câu 3: Tự thụ phấn ở thực vật có hoa là

  1. Chỉ những cây có cùng kiểu gen mới có thể giao phấn cho nhau.
  2. Hạt phấn của cây nào thụ phấn cho noãn của cây đó
  3. Hạt phấn của cây này thụ phấn cho cây khác.
  4. Hạt phấn của hoa nào thụ phấn cho noãn của hoa đó.

Câu 4: Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể

  1. Có quan hệ họ hàng gần nhau trong cùng loài
  2. Khác loài thuộc cùng 1 chi
  3. Sống trong cùng 1 khu vực địa lý
  4. Khác loài nhưng có đặc điểm hình thái giống.

Câu 5: Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở

  1. Quần thể ngẫu phối
  2. Quần thể giao phối có lựa chọn
  3. Quần thể tự phối và ngẫu phối
  4. Chỉ ở quần thể thực vật tự phối bắt buộc

Câu 6: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

  1. Tăng tỷ lệ dị hợp, giảm tỷ lệ đồng hợp
  2. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
  3. Duy trì tỷ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử
  4. Phân hóa đa dạng và phong phú về kiểu gen

Câu 7: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là

  1. Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
  2. Sự tự phối làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
  3. Qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp
  4. Qua nhiều thế hệ tự phối, kiểu gen đồng hợp có cơ hội biểu hiện nhiều hơn.

Câu 8: Trong các quần thể thực vật, quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không dẫn đến kết quả nào sau đây?

  1. Làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
  2. Làm cho các cặp gen alen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
  3. Làm giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, tăng tỉ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.
  4. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?

  1. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ.
  2. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.
  3. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ.
  4. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.

Câu 10: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,4AA:0,5Aa:0,1aa. Nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác thì

  1. Tần số kiểu gen aa giảm dần qua các thế hệ
  2. Tần số alen A tăng dần qua các thể hệ
  3. Ở thế hệ F2, quần thể đạt cân bằng di truyền
  4. Quần thể dần phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 11: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây không đúng ?

  1. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau về kiểu gen.
  2. Qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình
  3. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ
  4. Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn

Câu 12: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn
  2. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
  3. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội
  4. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau về kiểu gen.

Câu 13: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì

  1. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp
  2. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
  3. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
  4. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại

Câu 14: Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp

  1. Không có đột biến xảy ra
  2. Các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại.
  3. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp.
  4. Môi trường sống luôn luôn ổn định.

Câu 15: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

  1. Tăng tỉ lệ thể dị hợp.
  2. Giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
  3. Tăng biến dị tổ hợp.
  4. Tạo dòng thuần chủng

Câu 16: Tần số alen là

  1. Tập hợp tất cả các alen trong qúa trình.
  2. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  3. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể
  4. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định

Câu 17: Tần số alen của một gen được tính bằng

  1. Tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định.
  2. Tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó qui định tại một thời điểm xác định.
  3. Tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  4. Tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.

Câu 18: Tần số kiểu gen là

  1. Tập hợp tất cả các kiểu gen trong quần thể
  2. Tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng các loại kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  3. Tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể có khả năng sinh sản trong quần thể.
  4. Tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định

Câu 19: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa

  1. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể
  2. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
  3. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
  4. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

Câu 20: Mỗi quần thể có

  1. Một vốn gen đặc trưng
  2. Nhiều vốn gen khác nhau
  3. Các vốn gen khác nhau dựa vào điều kiện sống
  4. Vốn gen khác nhau dựa vào nguồn thức ăn

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,5AA; 0,3Aa; 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là đúng?

  1. Thành phần kiểu gen của quần thể chỉ còn lại 1 dòng thuần
  2. Tần số các alen tiến tới bằng nhau
  3. Tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa
  4. Tỉ lệ các dòng thuần tiến tới bằng nhau

Câu 2: Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,5AA; 0,3Aa; 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là sai?

  1. Thành phần kiểu gen của quần thể dần chỉ còn lại 2 dòng thuần
  2. Số cá thể dị hợp giảm dần đến 0
  3. Tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa
  4. Tỉ lệ các dòng thuần tiến tới bằng nhau

Câu 3: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là

  1. 0,3 ; 0,7
  2. 0,8 ; 0,2
  3. 0,7 ; 0,3
  4. 0,2 ; 0,8

Câu 4: Cho một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,3AA: 0,4Aa: 0,3aa. Tần số alen A và a trong quần thề này lần lượt là

  1. pA = 0,7; qa=0,3.
  2. pA = 0,3 ; qa=0.7
  3. pA = 0,4 ; qa=0,6
  4. pA = 0,5 ; qa=0,5.

Câu 5: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là

  1. 0,2 và 0,8
  2. 0,7 và 0,3
  3. 0,5 và 0,5
  4. 0,4 và 0,6

Câu 6: Nếu một quần thể có 100% cá thể có kiểu gen Aa thì tần số A là?

  1. 0,75
  2. 1
  3. 0,25
  4. 0,5

Câu 7: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là 0,5AA: 0.2Aa: 0,3aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

  1. A = 0,4 ; a = 0,6
  2. A= 0,25 ; a= 0,75
  3. A = 0,75 ; a = 0,25
  4. A = 0,6; a = 0,4

Câu 8 Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9 . Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

  1. A = 0,25; a = 0,75
  2. A=0,75; a=0,25
  3. A=0,4375; a= 0,5625
  4. A=0,5625; a=0,4375

Câu 9: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 2: 1. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

  1. A = 0,25; a = 0,75
  2. A=0,75; a=0,25
  3. A=0,5; a= 0,5
  4. A=0,5625; a=0,4375

Câu 10: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính

  1. 0,250AA : 0,500Aa : 0,250aa.
  2. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
  3. 0,125AA : 0.750Aa : 0,125aa.
  4. 0,375AA : 0,375Aa : 0250aa.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền 

0,1  + 0,2  + 0,3  + 0,4  = 1. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là

  1. pA= 0,45, pB = 0,55.
  2. pA= 0,35, pB = 0,55.
  3. pA= 0,55, pB = 0,45
  4. pA= 0,35, pB = 0,5.

Câu 2: Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền 0,1+ 0,2+ 0,3 + 0,4 = 1. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là

  1. pA = 0,45, pB = 0,5.
  2. pA = 0,35, pB = 0,55.
  3. pA = 0,55, pB = 0,45
  4. pA = 0,35, pB = 0,5.

Câu 3: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là

  1. 0,4.
  2. 0,2.
  3. 0,3.
  4. 0,5.

Câu 4: Giả sử một quần thể động vật có 2000 cá thể. Trong đó 125 cá thể có kiểu gen AA; 750 cá thể có kiểu gen Aa; 1125 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là

  1. 0,0625.
  2. 0,25.
  3. 0,4375.
  4. 0,55.

Câu 5: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là

  1. 0,25
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 6: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q≥0; p+q=1). Ta có

  1. p= d+ h/2; q= r+h/2
  2. p= r+ h/2; q= d+h/2
  3. p= h+d/2; q= r+ d/2
  4. p= d+ h/2; q= h+d/2

Câu 7: Cho một quần thể tự thụ phấn gồm 200 cá thể có kiểu gen AA: 400 cá thể có kiểu gen Aa: 400 cá thể có kiểu gen aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:

  1. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa
  2. 0,375 AA + 0,05 Aa + 0,575 aa
  3. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa
  4. 0,375 Aa + 0,05 AA + 0,575 aa

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ

  1. 5%
  2. 13,3%
  3. 7,41%
  4. 6,9%

Câu 2: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là

  1. 1/16
  2. 1/9
  3. 4/9
  4. 2/9

Câu 3: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây dị hợp là

  1. 1/3
  2. 1/9
  3. 4/9
  4. 2/9

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay