Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  1. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  2. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  3. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
  4. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật

Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

  1. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
  2. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
  3. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
  4. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn

Câu 3: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  1. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  2. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  3. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  4. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 4: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  1. thực vật, động vật và con người
  2. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
  3. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
  4. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

Câu 5: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

  1. nhân tố hữu sinh
  2. nhân tố vô sinh
  3. các bệnh truyền nhiễm
  4. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng

Câu 6: Giới hạn sinh thái là

  1. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian
  2. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
  3. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
  4. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất

Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  3. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 8: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

  1. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
  2. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
  3. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
  4. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố

  1. hạn chế       
  2. rộng
  3. vừa phải       
  4. Hẹp

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố

  1. hạn chế       
  2. Rộng
  3. vừa phải       
  4. Hẹp

Câu 11: Nơi ở là

  1. khu vực sinh sống của sinh vật
  2. nơi cư trú của loài
  3. khoảng không gian sinh thái
  4. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 12: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?

  1. phát triển thuận lợi nhất.
  2. có sức sống trung bình.
  3. có sức sống giảm dần.
  4. chết hàng loạt.

Câu 13: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?

  1. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.
  2. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
  3. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
  4. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.

Câu 14: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

  1. Nhóm nhân tố vô sinh.
  2. Nhóm nhân tố hữu sinh.
  3. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
  4. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 15: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

  1. Lưỡng cư.
  2. Cá xương.
  3. Thú.
  4. Bò sát.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1:  Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

  1. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
  2. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  3. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  4. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  3. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 3: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

  1. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
  2. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  3. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  4. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

  1. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
  2. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
  3. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
  4. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 5: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  1. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
  2. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
  3. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  4. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Câu 6: Đối với động vật, ảnh hưởng tới

  1. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian
  2. hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản
  3. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản
  4. hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian

Câu 7: Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm sau

  1. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, hoạt động sống
  2. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí
  3. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí
  4. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí

Câu 8: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

  1. Không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
  2. luôn thay đổi
  3. tương đối ổn định
  4. Phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Câu 9: Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể

  1. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
  2. luôn thay đổi
  3. tương đối ổn định
  4. ổn định và không phụ thuộc vaò nhiệt độ môi trường

Câu 10: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là

  1. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo
  2. cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu
  3. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
  4. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  1. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  2. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  3. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  4. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 2: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau

  1. có giới hạn sinh thái khác nhau
  2. có giới hạn sinh thái giống nhau
  3. có thể có giới hạn sinh thái giống nhau hoặc khác nhau
  4. có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi

Câu 3: Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng

  1. không đổi
  2. càng dài
  3. càng ngắn
  4. luôn thay đổi

Câu 4: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?

  1. Quy tắc về kích thước cơ thể.
  2. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể.
  3. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt
  4. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt

Câu 5: Đặc điểm thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là

  1. cơ quan thị giác tiêu giảm
  2. cơ quan thị giác phát triển mạnh
  3. nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói
  4. cơ quan xúc giác tiêu giảm

Câu 6: Đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của một số thực vật là

  1. tầng cutin rất mỏng
  2. lá mỏng
  3. rễ cây nông
  4. thân cây có nhiều tế bào chứa nước

Câu 7: Lá của cây ưa bóng có đặc điểm nào sau đây?

  1. Lá dày, nằm ngang, có nhiều tế bào mô giậu
  2. Lá to, nằm nghiêng, ít hoặc không có mô giậu
  3. Lá dày, nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu
  4. Lá mỏng, nằm ngang, ít hoặc không có tế bào mô giậu

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ (-50°C) đến (+30°C), trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0°C đến 20°C. Điều này thể hiện quy luật sinh thái

  1. giới hạn sinh thái
  2. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
  3. không đồng đều của các nhân tố sinh thái
  4. tổng hợp của các nhân tố sinh thái

Câu 2: Cho các thông tin về giới hạn nhiệt độ của các loài sinh vật dưới đây:

- Loài chân bụng Hydrobia aponenis: (+1°C) – (+60°C).

- Loài đỉa phiến: (+0,5°C) – (+24°C).

- Loài chuột cái đài nguyên: (-5°C) – (+30°C).

- Loài cá chép Việt Nam: (+2°C) – (+44°C).

Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng nhất?

  1. Cá chép
  2. Chân bụng Hydrobia aponenis
  3. Đỉa phiến
  4. Chuột cát

Câu 3: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tát cả các nhận tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

(2) Ổ sinh thái là tập hợp nhiều loài trong cùng 1 nơi sống.

(3) Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài mỏ ngắn ăn hạt, loài mỏ dài hút mật, loài mỏ sắc nhọn ăn sâu bọ,… là ví dụ về sự phân li ở sinh thái.

(4) Những loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng 1 sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường có xu hướng trùng lặp về ổ sinh thái.

  1. 1       
  2. 2
  3. 3       
  4. 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay