Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 1 - Ông Trạng giỏi tính toán
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 1 - Ông Trạng giỏi tính toán. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu




BÀI ĐỌC 1: ÔNG TRẠNG GIỎI TÍNH TOÁN(25 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1: Ông Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?
A. 18 tuổi
B. 19 tuổi
C. 20 tuổi
D. 21 tuổi
Câu 2: Vì sao ông được mọi người nể phục?
A. Vì ông học rộng
B. Vì ông có nhiều sáng kiến trong đời sống
C. Vì ông rất giỏi võ
D. Cả A, B
Câu 3: Sứ thần Trung Hoa thử tài Ông Lương Thế Vinh như thế nào?
A. nhờ ông cân giúp một con voi
B. nhờ ông giải một câu đố
C. nhờ ông đối một câu thơ
D. nhờ ông cân giúp một con ngựa
Câu 4: Ông Lương Thế Vinh đã sai lính dắt voi đi đâu?
A. xuống thuyền
B. lên rừng
C. lên núi
D. xuống biển
Câu 5: Sau khi dắt voi xuống thuyền, ông sai binh lính làm gì?
A. đánh dấu mức chìm của thuyền
B. cho voi lên bờ
C. xếp đá vào thuyền
D. cân chỗ đá đã xếp
Câu 6: Sau khi đánh dấu mức chìm của thuyền, ông làm gì?
A. Cân voi
B. Cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền
C. Xé một trang sách mỏng
D. Dùng bàn tính tính toán cân nặng của voi
Câu 7: Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai lính làm gì?
A. Xé một trang sách mỏng
B. Dùng bàn tính tính toán cân nặng của voi
C. Cân chỗ đá đã xếp vào thuyền
D. Cho voi lên bờ
Câu 8: Sau khi thử tài ông Lương Thế Vinh bằng việc cân voi, sứ thần Trung Quốc làm gì?
A. thử tài ông Lương Thế Vinh bằng nhiều quy tắc tính toán
B. yêu cầu ông Lương Thế Vinh làm thơ
C. Giải một câu đối khó
D. Xé một trang sách mỏng, nhờ ông Lương Thế Vinh đo xem nó dày bao nhiêu
Câu 9: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết độ dày của mỗi trang sách?
A. Lấy thước đo cuốn sách, rồi chia cho số trang
B. Đo từng trang sách
C. Đo độ dài của hai trang sách rồi chia đôi
D. Không có cách nào để đo độ dày của mỗi trang sách
Câu 10: Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra những gì?
A. Nhiều quy tắc tính toán
B. Nhiều bài thơ hay
C. Nhiều giống lúa mới
D. Nhiều loài cây trái mới
Câu 11: Mỗi quy tắc tính toán đều được ông Lương Thế Vinh tóm tắt bằng
A. một câu chuyện
B. một bài thơ
C. một bức tranh
D. một đoạn văn ngắn
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam được dạy trong nhà trường bao nhiêu năm?
A. 400 năm
B. 300 năm
C. 200 năm
D. 100 năm
Câu 2: Những đóng góp của ông Lương Thế Vinh là?
A. Quy tắc tính toán
B. Cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam
C. Bàn tính
D. Cả A, B, C
Câu 3: Từ “Trạng nguyên” được hiểu là?
A. người đỗ đầu trong kì thi tổ chức cho những người đã đỗ tiến sĩ thời xưa
B. người được vua cử đi nước ngoài
C. những người làm quan
D. nhân tài nước Việt
Câu 4: Từ “sứ thần” được hiểu là?
A. người đỗ đầu trong kì thi tổ chức cho những người đã đỗ tiến sĩ thời xưa
B. người được vua cử đi nước ngoài
C. những người làm quan
D. nhân tài nước Việt
Câu 5: Trung Hoa là tên gọi khác của quốc gia nào?
A. Hàn Quốc
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Đài Loan
Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “nhiều”?
A. ít
B. chìm
C. nổi
D. khó
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “chìm”?
A. ít
B. cuối cùng
C. nổi
D. khó
Câu 8: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “đầu tiên”?
A. ít
B. cuối cùng
C. nổi
D. khó
Câu 9: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “dễ”?
A. ít
B. cuối cùng
C. nổi
D. khó
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu “Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu” là gì?
A. dắt - cho
B. mỏng - dày
C. xuống – lên
D. Không có cặp từ nào trái nghĩa
Câu 2: Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu “ Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ” là gì?
A. dắt - cho
B. sai – cho
C. xuống – lên
D. Không có cặp từ nào trái nghĩa
Câu 3: Bức tranh nào sau đây có thể dùng để minh họa cho câu chuyện trên?
A.
B.
C.
D.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?
A. Trạng Nguyên
B. Trạng Lường
C. Trạng Tí
D. Trạng Quỳnh
Câu 2: Cuốn sách toán đầu tiên của Việt Nam có tên gọi là?
A. Toán học
B. Hình học
C. Đại thành Toán pháp
D. Không có tên sách