Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Bận
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 2 - Bận. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu




BÀI ĐỌC 2: BẬN(22 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1: Mẹ nhắn nhủ em bé điều gì ?
A. Mọi người đều bận nên đời rộn vui
B. Em bé vừa ra đời chưa biết điều đó
C. Em bé hãy đem những niềm vui đóng góp cho cuộc đời
D. Em hãy hiểu sự bận rộn của mọi người xung quanh để góp sức mình vào đời chung
Câu 2: Con chim bận gì?
A. Bay
B. Hót
C. Tìm mồi
D. Cả A, B, C
Câu 3: Trong bài thơ, mọi vật đều trong trạng thái như thế nào?
A. Bận rộn
B. Uể oải
C. Buồn rầu
D. Nhàn rỗi
Câu 4: Từ "thù" trong câu "Chú bận đánh thù" có nghĩa là gì?
A. mối thù
B. thù hằn
C. thù địch
D. quân thù
Câu 5: Từ "thổi nấu" trong câu "Bà bận thổi nấu" có nghĩa là gì?
A. Đánh quân thù
B. Hát ru
C. Làm ruộng
D. Cơm nước
Câu 6: Vì sao mọi người, mọi vật đều bận rộn nhưng vui?
A. Vì mọi người, mọi vật sinh ra vốn đã vui vẻ.
B. Vì mọi người mọi vật đều làm điều có ích giúp cuộc sống tươi đẹp hơn.
C. Vì mọi người, mọi vật sinh ra vốn đã biết và hăng say làm việc.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Nội dung của bài thơ "Bận" là gì?
A. Mọi người, mọi vật đều bận rộn làm việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
B. Mọi người, mọi vật đều bận rộn với gia đình riêng của mình.
C. Mọi người, mọi vật đều có sở thích, mối quan tâm khác nhau.
D. Mọi người, mọi vật đều là quan trọng đối với cuộc sống này.
Câu 8: Từ "đánh thù" trong câu "Chú bận đánh thù" có nghĩa là gì?
A. đánh thù có nghĩa là tên một trò chơi
B. đánh bại người khác trả mối thù cá nhân
C. đánh giặc bảo vệ đất nước
D. Tất cả các ý trên
Câu 9: Bé bận những việc gì?
A. Bé bận bú, bận chơi
B. Bé bận tập khóc, cười
C. Bé bận nhìn ánh sáng
D. Cả A, B, C
Câu 10: Mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?
A. Cô bận cấy lúa
B. Chú bận đánh giặc
C. Sông bận chảy
D. Mẹ bận hát ru
Câu 11: Mọi người xung quanh bé bận những gì?
A. Trời bận xanh
B. Xe bận chạy
C. Lịch bận tính ngày
D. Mẹ bận hát ru
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Em hiểu câu thơ “Mọi người đều bận / Nên đời rộn vui” như thế nào?
A. Mọi người đều bận để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
B. Mọi người đều bận nhưng vui vì làm việc có ích đó là biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống, giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
C. Mọi người đều bận nên cuộc sống rất nhộn nhịp
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Từ “vào mùa” được hiểu là?
A. bước vào thời gian gieo hạt, cấy lúa hoặc gặt hái
B. bước vào thời gian giao mùa
C. bắt đầu mùa hè
D. bắt đầu một mùa mới
Câu 3: Từ “đánh thù” được hiểu là?
A. đánh giặc, bảo vệ đất nước
B. đánh kẻ thù
C. đánh nhau
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bận”?
A. tất bật
B. nhàn hạ
C. nhàn rỗi
D. rảnh rỗi
Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “nhàn”?
A. tất bật
B. nhàn hạ
C. bận rộn
D. bận bịu
Câu 6: Ý nghĩa của bài thơ “ Bận” là gì?
A. Mọi người, mọi vật đều bận, không có lúc nào ngơi nghỉ
B. Khuyên em phải chăm học, chăm làm
C. Mọi người, mọi vật đều làm những việc có ích, đem niềm vui góp cuộc đời chung
D. Cả A, B, C
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là đặc điểm của sông Hồng?
A. Sông lớn nhất miền Bắc nước ta
B. Sông nhỏ nhất miền Bắc nước ta
C. Sông đẹp nhất miền Bắc nước ta
D. Sông lớn nhất miền Nam nước ta
Câu 2: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng để minh họa cho bài thơ “Bận”?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Sắp xếp các câu thơ dưới đây để hoàn thành bài thơ “Bận”?
(2) Cô bận cấy lúa
(1) Chú bận đánh thù
(3) Mẹ bận hát ru
(5) Bà bận thổi nấu
(4) Còn con bận bú
(7) Bận ngủ bận chơi
(6) Bận tập khóc cười
(8) Bận nhìn ánh sáng
A. (2) – (1) – (3) – (5) – (4) – (7) – (6) – (8)
B. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) – (6) – (7) – (8)
C. (2) – (1) – (3) – (4) – (5) – (6) – (7) – (8)
D. (1) – (2) – (3) – (5) – (4) – (6) – (7) – (8)
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu là 1 bài thơ của nhà thơ Trinh Đường?
A. Ngày khai trường
B. Quạt cho bà ngủ
C. Hoa gạo
D. Ngưỡng cửa
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói lên tinh thần đoàn kết, ý chí chống giặc ngoại xâm?
A. Bắc Nam là con một nhà/Là gà một mẹ, là hoa một cành
B. Dù em con bế con bồng/ Thi đua yêu nước vẫn không lơ là.
C. Tiên học lễ, hậu học văn.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.