Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Gặp gỡ ở lúc Lúc-xăm-bua

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 2 - Gặp gỡ ở lúc Lúc-xăm-bua. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 18: BẠN BÈ BỐN PHƯƠNG
BÀI ĐỌC 2: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tác giả cuả bài đọc gặp gỡ ở Lúc- xăm - bua là ai?

A.Tố Hữu

B. Thanh Thảo

C. Xuân Quỳnh

D. Quỳnh Phương

Câu 2: Trong bài đọc nói về đất nước nào sau đây?

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Lúc- xăm - bua

D. Nhật Bản

Câu 3: Lúc -xăm-bua là thuộc châu nào?

A. Châu Âu

B. Châu Á

C. Châu Phi

D. Châu Mỹ

Câu 4: Hôm ấy chúng tôi đến thăm gì?

A. Một trường tiểu học

B. Một trường trung học

C. Một trường cao đẳng

D. Một trường đại học

Câu 5: Ai đã mời đoàn vào thăm một lớp?

A. Lớp trưởng

B. Học sinh

C. Hiệu trưởng

D. Cô giáo

Câu 6: Điều bất ngờ ở trong lớp học là gì?

A. Tất cả các học sinh đều giới thiệu lần lượt bằng tiếng Anh

B. Tất cả các học sinh đều giới thiệu lần lượt bằng tiếng Trung

C. Tất cả các học sinh đều giới thiệu lần lượt bằng tiếng Việt

D. Tất cả các học sinh đều giới thiệu lần lượt bằng tiếng Lúc-xăm-bua

Câu 7: Mở đầu cuộc họp các em hát tặng đoàn bài gì?

A. Một con vịt

B. Kìa con bướm vàng

C. Cò lả

D. Việt Nam ơi

Câu 8: Đâu là những vật mà các em sưu tầm được?

A. Đàn tơ rưng

B. Cái nón

C. Tranh cây dừa

D. Tất cả phương án trên

Câu 9: Các em nhỏ còn vẽ được gì?

A. Quốc kì Việt Nam

B. Nón lá Việt Nam

C. Tranh cây dừa

D. Đàn tơ rưng

Câu 10: Cô giáo của em đã Từng ở Việt Nam bao nhiêu năm?

A. Hai năm

B. Ba năm

C. Bốn năm

D. Năm năm

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Cô giáo thích Việt Nam nên đã day các em điều gì?

A. Dạy các em Tiếng Việt

B. Kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam

C. Kể cô học vất vả như nào

D. Phương án A và B đều đúng

Câu 2: Các em còn tìm hiểu về Việt Nam ở đâu?

A. In tơ nét

B. Qua người thân

C. Qua bạn bè

D. Qua sách, báo

Câu 3: Các em đã đặt những câu hỏi gì về thiếu nhi Việt Nam?

A. Học sinh Việt Nam học những môn gì?

B. Trẻ em Việt Nam thích bài hát nào ?

C. Trẻ em chơi những trò chơi gì?

D. Tất cả phương án trên

Câu 4: Vì sao các bạn nhỏ nói được tiếng Việt Nam và hiểu về Việt Nam như vậy?

A. Vì cô giáo của các bạn đã từng ở Việt Nam và đã dạy các bạn nhiều về Việt Nam

B. Vì các bạn nhỏ biết đoàn cán bộ Việt Nam tới thăm nên đã chuẩn bị từ trước

C. Vì các bạn nhỏ được học tiếng Việt Nam trong trường học

D. Tất cả phương án trên

Câu 5: Cho tới khi đoàn cán bộ về, các em thể hiện tình cảm yêu quý của mình ra sao?

A. Tặng cho đoàn cán bộ rất nhiều món quà ý nghĩa

B. Gửi tặng cho đoàn cán bộ những lời chúc tốt đẹp

C. Lưu luyến vẫy tay tiễn đoàn trong tiết lạnh giá

D. Tất cả phương án trên đều sai

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lúc-xăm-bua là đất nước thuộc châu lục nào?                                                      

A. Châu Mỹ

B. Châu Á

C. Châu Phi

D. Châu Âu

Câu 2: Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào là đúng?

A. Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng

B. Viết hoa chữ cái đầu tiên, không đặt gạch nối giữa các tiếng.

C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng trong tên.

D. Không viết hoa, chỉ đặt dấu gạch nối giữa các tiếng

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

“ Những chùm hoa bối rối

Một mùi hương thơm nồng

Đàn chào mào ... hội

Rạng ... đã sang sông.

Ai cũng bảo ... dài

Mà vẫn lo ... sớm

Chỉ có ông Mặt Trời

Cứ đủng đà đủng đỉnh.”

                                                                                  Nguyễn Thanh Toàn

A. trẩy/ ngày/ ngày/ dậy

B. trảy/ ngày/ ngày/ dậy

C. trẩy/ ngầy/ ngày/ dậy

D. trẩy/ ngày/ ngày/ dạy

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

“... cháu còn thấp bé

Cánh cửa có ... then

Cháu chỉ ... then dưới

Nhờ bà cài then trên.

Mỗi năm cháu lớn lên

Bà lưng còng cắm cúi

Cháu cài được then trên

Bà chỉ cài then dưới.

Nay cháu về nhà mới

Bao cánh cửa – ô trời

Mỗi lần ... đẩy cửa

... nhớ bà khôn nguôi. “

                                                                        Đoàn Thị Lam Luyến

 

 

A. Ngầy/ hai/ cài/ tay/ Lại

B. Ngày/ hai/ cài/ tay/ Lại

C. Ngày/ hai/ cày/ tay/ Lại

D. Ngày/ hai/ cài/ tai/ Lại

Câu 2: Theo em, hình ảnh dưới đây gắn với đất nước nào?

A. Nhật Bản

B. Nga

C. Hàn Quốc

D. Lúc-xăm-bua

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay