Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2 - Ông lão nhân hậu

BÀI ĐỌC 2: ÔNG LÃO NHÂN HẬU

(21 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình?

A. Cô bé đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố nhưng không được nhận. 

B. Cô bé tham gia cuộc thi hát nhưng không đạt giải

C. Cô bé không được tham gia cuộc thi hát

D. Đáp án khác

Câu 2: Ai đã khen cô bé?

A. Một ông cụ tóc bạc đã khen cô bé

B. Một bà cụ tóc bạc đã khen cô bé

C. Một cô gái trẻ tuổi đã khen cô bé

D. Một chú trung tuổi đã khen cô bé

Câu 3: Vì sao cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ?

A. vì cô không tin lời của bác bảo vệ nói về ông cụ

B. vì cô buồn khi nghe tin ông cụ vừa mới mất

C. vì giờ cô mới nhận ra rằng cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa, đã bị điếc hơn 20 năm. 

D. Cả A, B, C

Câu 4: Bác bảo vệ ở công viên nói với cô rằng ông cụ bị điếc từ bào giờ?

A. Vừa mới bị

B. Nửa năm nay

C. 5 năm trước

D. 20 năm trước

Câu 5: Một câu thể hiện cảm xúc của nhân vật (câu cảm) trong bài đọc là

A. Tại sao mình không được nhận?

B. Cháu hát hay quá!

C. Ông cụ mới mất, cụ bị điếc hơn 20 năm nay rồi.

D. Chẳng lẽ mình hát tồi thế sao?

Câu  6: Ông cụ có nghe được lời hát của cô bé không? Vì sao?

A. Có, vì tai ông cụ còn thính         

B. Có, vì sau này ông mới bị điếc

C. Có, vì ông đã vỗ tay khen.           

D. Không, vì tai ông cụ bị điếc từ lâu.     

Câu 7: Khi không được nhận vào đội đồng ca thành phố, cô bé đã nghĩ gì?

A. Cô bé nghĩ rằng có thể do cô bé hát rất tồi

B. Cô bé nghĩ rằng mình hát hay nhưng lại không được nhận

C. Cô bé nghĩ rằng ban giám khảo không công bằng

D. Đáp án khác

Câu 8: Khi ông lão khen “Cháu hát hay quá!”, cô bé cảm thấy như thế nào?

A. Hoang mang

B. Bối rối

C. Xấu hổ

D. Ngẩn người

Câu 9: Hôm sau, khi đến công viên, cô bé thấy gì?

A. Ông cụ ngồi ở trước ghế hôm trước, mỉm cười chào cô

B. Cô bé tìm ông cụ nhưng không thấy

C. Ông cụ hôm trước là một người bị điếc

D. Bác bảo vệ đang nói chuyện với ông cụ

Câu 10: Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành người như thế nào?

A. Cô bé đã trở thành một giáo viên thanh nhạc

B. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng

C. Cô bé đã trở thành một nghệ sĩ đánh đàn ghi – ta

D. Cô bé đã trở thành một người giàu có

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Theo em, nếu gặp lại ông cụ, cô ca sĩ nổi tiếng sẽ nói gì ?

A. Cảm ơn ông, nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài

B. Cảm ơn ông, nhờ ông đã sớm phát hiện ra tài năng của cháu

C. Cháu đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng rồi ông ạ.

D. Cảm ơn ông, nhờ có ông dìu dắt cháu. 

Câu 2:  Em có thể dùng từ ngữ nào để nói về ông cụ?

A. Nhân đạo.

B.  Nhân hậu.

C.  Nhân tài.

D.  Nhân nghĩa.

Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ có trong bài đọc “Ông lão nhân hậu” ?

A. đăng kí, đồng ca, nhận, buồn, tồi.   

B. đăng kí, cụ già, nhận, buồn, bạc

C. khe khẽ, hay, nổi tiếng, buồn, tồi

D. đăng kí, đồng ca, nhận, nổi tiếng

Câu 4: Câu “Ông cụ mới mất” thuộc loại câu nào sau đây?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả A, B, C

Câu 5: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé?

A. sự động viên của ông cụ đã giúp cô bé không còn buồn nữa

B. sự động viên của ông cụ đã trở thành động lực để cô bé phấn đấu trở thành người cô bé mong muốn

C. sự động viên của ông cụ đã trở thành động lực để cô bé phấn đấu trở thành một ca sĩ. 

D. Cả B, C đều đúng

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Âm nhạc và nghệ thuật nói chung mang lại lợi ích gì cho cuộc sống?

A. Đem lại cho em niềm vui.

B. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.

C. Có thêm hiểu biết về thiên nhiên và con người.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng minh họa cho câu chuyện trên?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 3: Em hãy quan sát ảnh và cho biết tên của các loại hình nghệ thuật dưới đây?

A. Múa rối nước

B. Diễn tuồng

C. Cải lương

D. Múa dân tộc

Câu 4: Em hãy quan sát ảnh và cho biết tên của các loại hình nghệ thuật dưới đây?

A. Múa rối nước

B. Diễn tuồng

C. Hát dân ca quan họ

D. Múa cổ trang

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hát đồng ca có nghĩa là gì?

A. Mỗi người hát một câu trong bài hát

B. Mỗi người hát một bài trên cùng một sân khấu

C. Nhiều người cùng hát chung một bài hát

D. Đáp án khác

Câu 2: Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được gọi chung là?

A. Giới giải trí

B. Nhà báo

C. Nhạc sĩ

D. Nghệ sĩ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay