Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Bàn tay cô giáo

BÀI ĐỌC 2: ÔNG LÃO NHÂN HẬU

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ai là người cắt dán bức tranh trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”?

A. Cô giáo

B. Học sinh

C. Cô giáo cùng học sinh

D. Phụ huynh học sinh

 

Câu 2: Trong bài thơ, cô giáo cắt dán với những tờ giấy màu gì?

A. Màu xanh, đỏ và vàng

B. Màu trắng, đỏ và xanh

C. Màu trắng, đỏ và đen

D. Màu vàng, tím và đen

Câu 3: Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã gấp gì?

A. Một cánh chim

B. Bầu trời

C. Chiếc thuyền

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tờ giấy màu đỏ cô cắt thành hình gì?

A. Mặt trời

B. Sóng lượn

C. Mặt nước

D. Mặt trăng

Câu 5: Tờ giấy màu xanh cô cắt gì?

A. Cây lá

B. Nước và sóng biển

C. Hoa quả

D. Cỏ

Câu  6: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì?

A. Cảnh bình minh

B. Cảnh bình minh trên biển

C. Cảnh sóng biển

D. Cảnh hoàng hôn trên biển

Câu 7: Trong mắt các bạn nhỏ, đôi bàn tay cô trông như thế nào?

A. Rất đẹp

B. Rất mềm mại và khéo léo

C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ

D. Rất nhanh nhẹn

Câu 8: Vì sao lại nói “Biết bao điều lạ/ Từ bàn tay cô.” ?

A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường

B. Vì các bạn nhỏ chưa được nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ

C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ

D. Cả A, B, C

Câu 9: Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì?

A. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thủ công

B. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn mĩ thuật

C. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn âm nhạc

D. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thể dục

Câu 10: Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

A. Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo

B. Bức tranh biển cả qua đôi bàn tay của cô giáo trở nên đẹp và lạ thường

C. Giờ học của các em thật thú vị, khám được biết bao điều mới mẻ

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “phô”

A. Tô vẽ

B. Bày ra, để lộ ra

C. Trò chuyện với người khác

D. Khoe khoang, hống hách

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây cho thấy cô giáo rất khéo tay?

A. Thoắt cái đã xong

B. Mềm mại tay cô

C. Cô cắt rất nhanh.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Câu nào sau đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa

B. Trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà bên đường

C. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà của chú voi con

D. Cả A, B, C

Câu 4: Chọn vần phù hợp vào chỗ trống sau “x... vòng”

A. oay

B. ay

C. oáy

D. ảy

Câu 5: Chọn vần phù hợp vào chỗ trống sau “lốc x...”

A. oay

B. ay

C. oáy

D. ảy

Câu 6: Chọn vần phù hợp vào chỗ trống sau “l... hoay”

A. oay

B. ay

C. oáy

D. ảy

Câu 7: Điền vần phù hợp vào chỗ trống sau “ kh.... bột”

A. uấy

B. uây

C. ây

D. ấy

Câu 8: Từ nào sau đây chứa dấu hỏi và có nghĩa trái ngược với “đóng”?

A. mủ

B. mỏ

C. mổ 

D. mở

Câu 9: Từ nào sau đây chứa dấu hỏi và có nghĩa trái ngược với “chìm”?

A. nỉ

B. nỏ

C. nổi 

D. nể

Câu 10: Từ nào sau đây có nghĩa là làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi?

A. gián

B. rán

C. dán

D. bán

Câu 11: Từ nào sau đây có nghĩa là làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo?

A. giấu

B. rán

C. dán

D. bán

Câu 12: Từ nào sau đây có nghĩa là cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết?

A. giấu

B. rán

C. dán

D. bán

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các từ sau để tạo thành câu nhân hóa

(1) Bác

(2) nằm

(3) gốc

(4) dưới

(5) trâu già

(6) hóng mát

(7) đa

A. (5) – (1) – (2) – (6) – (4) – (3) – (7)

B. (1) – (5) – (2) – (6) – (3) – (4) – (7)

C. (1) – (5) – (2) – (6) – (4) – (3) – (7)

D. (1) – (2) – (5) – (6) – (4) – (7) – (3)

Câu 2: Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ sau

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

A. Trời

B. Mèo con

C. Bút chì

D. Bánh mì

Câu 3: Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ sau

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

A. Con cò

B. Ông

C. Ao

D. Nước

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy nối hai cột để tạo thành câu hoàn chỉnh

1. Đàn nai đi tìm nước

a) trên bầu trời

2. Chim dẻ hót vang

b) ở ngoài suối

3. Dưới biển

c) trên mái nhà

4. Cánh diều vút bay

d) có rất nhiều loài cá to

A. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d

B. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c

C. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d

D. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d

Câu 2: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng minh họa cho bài thơ “Bàn tay cô giáo”?

A. 

B. 

C. 

D. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay