Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3 - Người trí thức yêu nước

BÀI ĐỌC 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC

(26 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời nước Nhật, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm bao nhiêu?

A. 1940

B. 1942

C. 1945

D. 1948

Câu 2: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ lên đường ra mặt trận chống Mĩ vào năm bao nhiêu?

A. 1960

B. 1961

C. 1962

D. 1967

Câu 3: Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm nghề gì?

A. Giáo viên

B. Bác sĩ

C. Nhà báo

D. Kĩ sư

Câu 4: Chi tiết nào dưới đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

A. Năm 1967, khi gần 60 tuổi, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ.

B. Ông là vị bác sĩ giỏi, từng được cử sang Nhật Bản du học.

C. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi vòng từ Nhật sáng Thái Lan, Lào rồi về nước.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Dù băng qua rừng rậm suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình thứ gì?

A. Những lá thư và những bí mật của quân đội ta.

B. Chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật.

C. Những giấy tờ sách vở ông học được khi còn ở Nhật.

D. Tài sản và đồ dùng mà ông vẫn hay sử dụng khi ở bên Nhật

Câu 6: Chiếc va li đựng nấm của Đặng Văn ngữ có gì quý giá?

A. Vì thứ nấm này giúp chế ra thuốc chữa bệnh cho thương binh.

B. Vì thứ nấm này rất độc, có thể gây nguy hiểm nếu bị phát tán.

C. Vì thứ nấm này rất đắt đỏ.

D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Năm 1967, dù đã gần 60 tuổi, bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn lên đường đi đâu?

A. Ông vẫn lên đường đi du lịch.

B. Quyết tâm Nam tiến để phát triển và nghiên cứu về nấm pê-ni-xi-lin.

C. Ra mặt trận, tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Trong những năm chống Mĩ cứu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã đạt được thành tựu gì?

A. Chế ra nhiều dụng cụ y học.

B. Thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên.

C. Chế ra thuốc chống sốt rét.

D. Nhân rộng thành công nấm pê-ni-xi-lin

Câu 9: Điều gì đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy Đặng Văn Ngữ?

A. Sự dụ dỗ của kẻ địch.

B. Bom đạn của kẻ thù.

C. Bệnh tật và tuổi già.

D. Sự hấp dẫn của Nhật Bản.

Câu 10: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

A. Ông vòng từ Nhật Bản sang Lào, về Nghệ An rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.

B. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Thanh hóa rồi từ Thanh Hóa lên chiến khu Việt Bắc.

C. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Quảng Trị rồi từ Quảng Trị lên chiến khu Việt Bắc.

D. Đáp án khác

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm?

A. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông

B. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét

C. Ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên

D. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao

Câu 2: Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là A. Gây được nấm pê-ni-xi-lin để làm ra thuốc chữa trị cho thương binh.

B. Chế tạo thành công thuốc chống sốt rét đổ giúp cho đồng bào và chiến sĩ phòng bệnh và chữa bệnh.

C. Ông đã hi sinh trong bom đạn của kẻ thù

D. Cả A, B, C

Câu 3: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

A. Vali nấm có thể chế được thành đồ ăn cho binh sĩ

B. Vali nấm đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.

C. Vali nấm có thể chế được thành độc dược

D. Đáp án khác

Câu 4: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

A. tấm lòng yêu thương con người của ông

B. tấm lòng tận tụy, không ngại nguy hiểm gian nan trong con đường chữa bệnh của ông.

C. ý chí bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của ông

D. Cả A, B, C

Câu 5: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản”

A. năm 1943

B. Nhật bản

C. sang học

D. ở

Câu 6: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.”

A. lúc đã gần 60 tuổi

B.  gần

C. 60 tuổi

D. năm 1967

Câu 7: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.”

A. thuộc chống sốt rét

B. nghiên cứu

C. năm 1960

D. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu

Câu 8: Từ nào dưới đây chỉ nghề nghiệp?

A. Dạy học

B. Chế tạo

C. Nghiên cứu

D. Bác sĩ

Câu 9: Chọn vần phù hợp với chỗ trống sau “ng.. ngòao”

A. êu

B. uều

C. uêu

D. ều

Câu 10: Điền chữ hoặc dấu thanh phù hợp với câu sau

“ Mùa hạ đến là ...ài

Tiếng ve kêu sốt ...uột

Mùa đông ...ồi mùa xuân

Sợi mưa phùn ...ăng suốt”

A. d/ r/ r/ gi

B. r/ gi/ d/ r

C. gi/ r/ d/ r

D. gi/ d/ r/ r

Câu 11: Điền dấu thanh phù hợp với câu sau

“ Suốt đời tôi chi mơ

Được làm cho các em

Nhưng bài thơ nho nho

Như những hòn bi xanh, đo các em chơi”

A. chỉ/ những/ nhỏ/ đỏ

B. chĩ/ nhửng/ nhõ/ đõ

C. chỉ/ những/ nhõ/ đõ

D. chỉ/ nhửng/ nhỏ/ đỏ

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đâu là hình ảnh của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 2: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ sinh năm bao nhiêu?

A. 1900

B. 1901

C. 1902

D. 1903

Câu 3: Bức tranh nào sau đây có thể dùng để minh họa cho câu chuyện trên?

A. 

B. 

C. 

D. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nấm pê-ni-xi-lin là gì?

A. một loại nấm có thể ăn được nguồn gốc bản địa tại vùng Đông Á

B. một loại nấm dùng để chế ra thuốc chống vi trùng gây bệnh

C. một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non

D. một loại nấm lớn, ăn được có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á

Câu 2: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ được mệnh danh là?

A. Thần đồng toán học việt nam

B. Ông tổ của ngành y học cổ truyền việt nam

C. Giáo sư penicilin

D. Nhà thơ vũ trụ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay