Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề
Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Quà tặng chú hề

BÀI ĐỌC 4: QUÀ TẶNG CHÚ HỀ

(23 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ai đưa Trang đi xem xiếc?

A. Bố

B. Mẹ

C. Anh trai

D. Chị gái

Câu 2: Trang rất thích tiết mục nào?

A. Tiết mục “Quả bóng kì lạ”

B. Tiết mục “Quả bóng bay”

C. Tiết mục “Chùm bóng”

D. Tiết mục “Tung bóng”

Câu 3: Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào?

A. Quả bóng mỏng manh nhưng kéo chú hề chạy theo xiêu vẹo cả người.

B. Quả bóng quá lớn kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người

C. Quá nhiều bóng bay kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người

D. Chú hề kéo theo quả bóng bay tung tăng nhảy múa

Câu 4: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau “Có lúc chú phải nhảy người ấn quả bóng xuống mà không nổi. Lại có lúc quả bóng kéo chú ....”

A. đến sắp ngã, đi xiêu vẹo

B. như bay trên khoảng không

C. bò lăn trên mặt đất

D. bay lên rất cao

Câu 5: Sau khi biểu diễn, chú hề làm gì?

A. Chuẩn bị đồ ra về

B. Cầm quả bóng đi quanh sân khấu

C. Dừng lại trước một cô gái và tặng cô quả bóng

D. Cả B, C đều đúng

Câu 6: Khi quả bóng nổ, hành động của cô gái được tặng bóng như thế nào?

A. Cô gái xấu hổ quá, chạy thẳng ra ngoài

B. Cô gái cười và nói không sao

C. Cô gái chạy thẳng ra ngoài

D. Cô gái tức giận chạy thẳng ra ngoài

Câu 7: Khi cô gái chạy ra ngoài, chú hề trông như thế nào?

A. Trông chú hề rất đáng thương

B. Trông chú hề rất khổ sở

C. Trông chú hề rất vất vả

D. Trông chú hề thật yếu đuối

Câu 8: Vì sao Trang cảm thấy thương chú hề?

A. Vì chú hề khóc khi quả bóng bị nổ

B. Vì chú hề như muốn khóc chạy khỏi buổi biểu diễn, đuổi theo cô gái. Chú rất quan tâm tới cảm xúc của khán giả.

C. Vì chú hề xấu hổ quá chạy khỏi buổi biểu diễn

D. Cả A, B, C

Câu 9: Cô gái được chú hề tặng quả bóng là ai?

A. một khán giả giống như Trang

B. một diễn viên đóng làm khán giả

C. một người thân hoặc bạn của chú hề.

D. một người trong chương trình

Câu 10: Trang đã làm gì để an ủi chú hề?

A. Trang đã mua tặng chú một quả bóng để chú đền cho cô hôm nọ.

B. Trang hứa sẽ mua tặng chú một quả bóng

C. Trang khen chú biểu diễn rất hay

D. Trang an ủi chú hề rằng chú đừng buồn nữa

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Từ khi chú hề chạy đuổi theo cô gái, chú có trở lại sấn khấu nữa không?

A. Có, chú trở lại và tiếp tục biểu diễn

B. Không, chú không trở lại sân khấu nữa

C. Không có thông tin trong bài

Câu 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài”

A. Vì quả bóng vỡ, cô gái đã làm gì?

B. Vì sai cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài?

C. Cô gái như thế nào sau khi làm vỡ quả bóng?

D. Tại sao cô gái chạy thẳng ra ngoài?

Câu 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú”

A. Trang nhận ra ai?

B. Ai nhận ra chú hề?

C. Khi nào Trang mới nhận ra chú hề?

D. Vì sao Trang nhận ngay ra chú hề?

Câu 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.”

A. Ai tặng chú hè một quả bóng?

B. Chú hề được tặng cái gì?

C. Vì sao Trang tặng chú một quả bóng?

D. Vì sao Trang nhận ngay ra chú hề?

Câu 5: Câu nào sau đây là một câu cảm để khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viên?

A. Tiết mục thật hấp dẫn!

B. Tiết mục cũng tạm được

C. Tiết mục đó có hay không?

D. Tiết mục chẳng hay gì cả!

Câu 6: Câu nào sau đây là một câu cảm để thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viên em yêu thích?

A. Oa, trông chú thật tài năng!

B. Chú là ca sĩ phải không ạ?

C. Tiết mục đó có hay không?

D. Tiết mục thật hấp dẫn!

Câu 7: Từ “mỏng manh” có thể được hiểu như thế nào?

A. rất mỏng, dễ vỡ

B. không đứng vững được

C. gầy gò, ốm yếu

D. lung lay

Câu 8: Từ “xiêu vẹo ” có thể được hiểu như thế nào?

A. rất mỏng, dễ vỡ

B. không đứng vững được

C. gầy gò, ốm yếu

D. lung lay

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo hiểu biết của em, nghệ thuật thư pháp là gì?

A. Viết vở sạch chữ đẹp

B. Cuộc thi viết chữ đẹp

C. Nghệ thuật viết chữ, được thể hiện bằng chữ Hán, sử dụng bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực

D. Nghệ thuật vẽ tranh thiên nhiên

Câu 2: Nghệ sĩ biểu diễn xiếc là ai?

A. Người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình

B. Người có khả năng diễn xuất, biết thay đổi tính cách theo từng nhan vật mà họ đảm nhiệm, mang tới nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả

C. Người thực hiện biểu diễn các động tác như leo trèo, nhảy, nhào lộn, uốn dẻo,...một cách đặc biệt tài tình, khéo léo của người, thú

D. Đáp án khác

Câu 3: Một số các tiết mục biểu diễn văn nghệ ở trường học là gì?

A. Tiết mục hát, múa

B. Kể chuyện

C. Đóng kịch, tiểu phẩm

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bức ảnh nào dưới đây có hình ảnh của chú hề?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 2: Bức tranh nào dưới đây mô tả một buổi biểu diễn nghệ thuật?

A. 

B. 

C. 

D. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay