Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNHBÀI 10: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ THƯ VIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CON CÓ SẴN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15câu)
Câu 1: Chương trình con là
A. Một bộ phận của cả chương trình, thực hiện một bài toán nhỏ.
B. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó trong tổng số việc để giải một bài toán phức tạp.
C. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
D. Một đoạn câu lệnh thực hiện một phần việc trong cả chương trình.
Câu 2: Có thể gọi chương trình con trong Python là
A. Một đoạn
B. Dev
C. Một hàm
D. Def
Câu 3: Hàm trong Python được khai báo theo mẫu
A. def tên_hàm (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
B. dev tên_hàm (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
C. def tên_hàm:
Các lệnh mô tả hàm
D. def tên_hàm:
(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
Câu 4: Một hàm có thể được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua
A. Điều kiện hàm.
B. Lời gọi hàm.
C. Dữ liệu đầu vào.
D. File dữ liệu.
Câu 5: Tên hàm được sử dụng như một biến trong
A. Chương trình gọi nó.
B. Chương trình con.
C. Chương trình tương ứng.
D. Chương trình cụ thể.
Câu 6: Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh
A. return (giá trị)
C. return (‘giá trị’)
D. return <giá trị>:
Câu 7: Mỗi tập hợp gồm một số các hàm được xây dựng sẵn thường gọi là
A. Một tập hàm.
B. Một hệ thống.
C. Một thư viện.
D. Tập hàm mẫu.
Câu 8: Thư viện math cung cấp
A. Các biểu thức số học.
B. Các hàm toán học và biểu thức logic toán học.
C. Các hàm toán học.
D. Các hằng và hàm toán học.
Câu 9: Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện
A. zlib
B. datetime
C. random
D. math
Câu 10: Hàm gcd(x,y) trả về
A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.
B. Ước chung lớn nhất của x và y.
C. Trị tuyệt đối của x và y.
D. Căn bậc hai của x và y.
Câu 11: Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần
A. Phải xây dựng lại hàm đó.
B. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
C. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
D. Phải khai báo và xây dựng lại.
Câu 12: Hàm nào sau đây là hàm tích hợp sẵn trong Python
A. sqrt()
B. print
C. ucln()
D. abs
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phải là cách viết một hàm trong Python
A. Tên hàm phải đặt theo quy tắc đặt tên trong Python.
B. Cuối hàm phải kết thúc bằng lệnh End;
C. Tham số có thể có hoặc không
D. Phần thân hàm phải viết lùi vào.
Câu 14: Hàm có sẵn trong thư viện math là
A. input()
B. print()
C. sqrt()
D. list()
Câu 15: Trong Python, lời gọi hàm thực hiện phải đặt ở vị trí nào
A. Không cần lời gọi hàm
B. Trong thân hàm
C. Trước khi khai báo hàm
D. Sau khi đã khai báo hàm
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về.
B. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc.
C. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây đúng
A. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ duy nhất lệnh return.
B. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ không có lệnh return.
C. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ là dãy các lệnh tính giá trị và không có lệnh return.
D. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ có lệnh return và theo sau là dãy giá trị trả về.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chương trình con
A. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.
B. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.
C. Khó phát hiện lỗi.
D. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về hàm trong Python
A. Mỗi hàm chỉ được gọi một lần.
B. Hàm có thể được tái sử dụng trong chương trình.
C. Người viết chương trình không thể tự tạo các hàm.
D. Không thể gọi một hàm trong một hàm khác.
Câu 5: Vị trí không thể viết hàm trong chương trình là
A. Viết trong chương trình chính, trước khi có lời gọi tới nó.
B. Viết ở bên trong một chương trình khác.
C. Viết ở đầu chương trình.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Để sử dụng hàm cần khai báo hàm và viết lời gọi thực hiện.
B. Không thể gọi một chương trình con trong Python là một hàm.
C. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
D. Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python.
Câu 7: Cho biết kết quả hiển thị ra màn hình sau khi thực hiện đoạn chương trình sau
A. 99
B. 103
C. 105
Câu 8: Cho biết đâu là khai báo đúng cho hàm BinhPhuong(a) có tham số truyền vào là số nguyên a và trả về lập phương của nó
A. def BinhPhuong (a): return a*3
B. def BinhPhuong (a): return a*2
C. def BinhPhuong (a): return a**3
D. def BinhPhuong (a): return a*b
Câu 9: Cho biết đâu là khai báo đúng cho hàm TongTich(a,b) có tham số truyền vào là 2 số a, b và giá trị trả về là tổng và tích của 2 số a và b đó
A. def TongTich(a,b):
return a+b; a*b
B. def TongTich(a,b)
return a+b
return a*b
C. def TongTich(int a,int b):
return a+b, a*b
D. def TongTich(a,b):
return a+b, a*b
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng
A. Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm.
B. Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.
C. Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
D. Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Với hàm BCNN được xây dựng ở chương trình sau đây, trong những dòng lệnh có sử dụng hàm BCNN, dòng lệnh nào sai
B. return x*y//gcd(x,y)
C. print (‘Bội chung nhỏ nhất: ’, BCNN(a,b))
D. print(‘c = ’, c)
Câu 2: Chương trình ở Hình 9 xây dựng một hàm tính diện tích một tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của tam giác. Em hãy hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có ba cạnh là 3, 4, 5
A. def dientichtg(a, b, c):
p = (a + b + c)/2
s = p * (p - a) * (p - b) * (p - c)
return s**2
print("Diện tích tam giác: ", dientichtg(3, 4, 5))
B. def dientichtg(a, b, c):
p = (a + b + c)/2
s = p * (p - a) * (p - b) * (p - c)
print("Diện tích tam giác: ", dientichtg(3, 4, 5))
return s**0.5
p = (a + b + c)/2
s = p * (p - a) * (p - b) * (p - c)
return s**0.5
print("Diện tích tam giác: ", dientichtg(3, 4, 5))
D. def dientichtg(a, b, c):
p = (a + b + c)/2
s = p * (p - a) * (p - b) * (p - c)
print("Diện tích tam giác: ", dientichtg(3, 4, 5)
return s**0.5
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1:Em hãy lập trình giải bài toán cổ ở hình dưới một cách tổng quát bằng cách nhập hai số nguyên dương n, m tương ứng là tổng số con và tổng số chân sau đó đưa ra màn hình số lượng gà và số lượng chó
A. n = int(input("Nhập số con: "))
m = int(input("Nhập số chân: "))
for i in range (n):
if 2 * i + 4 * (n - i) == m:
print("Số gà là: ", n - i)
print("Số chó là: ", i)
B. n = int(input("Nhập số con: "))
m = int(input("Nhập số chân: "))
for i in range (n):
if 4 * i + 2 * (n - i) == m:
print("Số gà là: ", n - i)
print("Số chó là: ", i)
C. n = int(input(Nhập số con:))
m = int(input(Nhập số chân:))
for i in range (n):
if 4 * i + 2 * (n - i) == m:
print("Số gà là: ", n - i)
print("Số chó là: ", i)
D. n = int(input("Nhập số con: "))
m = int(input("Nhập số chân: "))
for i in range (n):
if 2 * i + 4 * (n - i) = m:
print("Số gà là: ", n - i)
print("Số chó là: ", i)
=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn