Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 13: THỰC HÀNH DỮ LIỆU KIỂU XÂU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hàm len() cho biết

A. Vị trí của kí tự đầu tiên trong xâu.

B. Vị trí của kí tự bất kì trong xâu.

C. Độ dài (hay số kí tự) của xâu.

D. Chuyển xâu ban đầu thành kí tự in hoa.

Câu 2: Hàm y.cout(x) cho biết

A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.

B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.

C. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.

D. Cho biết số kí tự của xâu x+y.

Câu 3: Hàm y.raplace(x1,x2) có nghĩa là

A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.

B. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.

C. Tạo xâu mới bằng cách ghép xâu x1 và xâu x2.

D. Thay thế xâu x1 bằng xâu x1+x2.

Câu 4: Python cung cấp hàm để đếm số kí tự trong một xâu kể cả kí tự dấu cách

A. length()

B. len()

C. high()

D. dem()

Câu 5: Hàm y.find(x) cho biết điều gì

A. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y.

B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của xâu x.

C. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y.

D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x.

Câu 6: Xâu rỗng là xâu

A. Có duy nhất một phần tử.

B. Lhông có phần tử nào.

C. Có độ dài vô hạn.

D. Viết theo chiều thuận và chiều ngược giống nhau.

Câu 7:  Để khai báo dữ liệu kiểu xâu thì dữ liệu phải được khai báo trong cặp dấu nào sau đây

A. Cặp dấu ngoặc vuông.

B.  Cặp dấu ngoặc tròn.

C. Cặp dấu nháy đơn.

D. Cặp dấu ngoặc nhọn.

Câu 8: Cú pháp y[:m] có nghĩa là

A. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.

B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.

C. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.

D. Xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.

Câu 9: Để khai báo biến x là kiểu xâu, khai báo nào là đúng nhất

A. x = string(input(‘mời nhập’))

B. x = int(input(‘mời nhập’))

C. x = float(input(‘mời nhập’))

D. x = input(‘mời nhập’)

Câu 10: Để cho ra kết quả là vị trí xuất hiện đầu tiên của một xâu hoặc ký tự có trong xâu, ta sử dụng hàm nào sau đây

A. <tên biến xâu>.len(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)

B. <tên biến xâu>.find(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)

C. <tên biến xâu>.upper(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)

D. <tên biến xâu>.lower(<xâu hoặc ký tự cần tìm>)

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho xâu a = ‘Tân Lập! Đây là trường của em!’. Để in cụm từ “trường” từ xâu a, ta sử dụng lệnh nào

A. print(a[‘trường’])

B. print(a[16:22])

C. print(b = a[16:20])

D. print(b = a[16:22])

Câu 2: Cho xâu a = ‘Tân Lập! Đây là trường của em!’ Kết quả của lệnh len(a) là

A. 32

B. 31

C. 30

D. 29

Câu 3: Cho trước xâu kí tự S, viết chương trình để nhận được xâu bao gồm các kí tự lấy từ S nhưng với thứ tự ngược lại. Ví dụ nếu S = ”01ab” thì xâu nhận được phải là "ba10”

A. S = ""

for ch in S:

      S = ch + S1

B. S1 = ""

while ch in S:

      S1 = ch + S1

C. S1 = ""

for ch in S:

      S1 = ch + S1

D. S1 = ""

for ch in S:

      S1 = 1 + S1

Câu 4: Nếu S = "1234567890" thì  là gì

A. "0123"

B. "1234"

C. "01234" 

D. "123"   

Câu 5: Kết quả đoạn chương trình sau là gì

A. "0123456789"

B. "135879"

C. ""    

D. "02468"

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ trong bảng mã Unicode.

B. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode.

C. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII.

D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode.

Câu 7: Lệnh sau trả lại giá trị gì

"abcde".find("")

A. Lỗi

B. 1

C. -1

D. 0

Câu 8: Lệnh sau trả lại giá trị gì

"0123456789".find("012abc")

A. yes

B. 1

C. -1

D. 0

Câu 9: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

"Trường Sơn".find("Sơn",4)

A. 7

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 10: Lệnh sau trả lại giá trị gì

“Trường Sơn”.find("Sơn",8)

A. -1

B. 0

C. 1

D. 7

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cho trước xâu kí tự S và xâu substr. Dùng các lệnh nào để biết được vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu substr trong xâu S? Ví dụ nếu S = "123321243212", Substr = "12" thì vị trí xuất hiện lần cuối của "12" trong xâu S sẽ là 10. Nếu không thấy sẽ trả về -1

A. n = len(S)

m = len(substr)

k = -1

for i in range(n-m):

       if S.find(substr,i) >= 0:

                k = S.find(substr,i)

print(k)

B. n = lenght(S)

m = lenght(substr)

k = -1

for i in range(n-m):

       if S.find(substr,i) >= 0:

                k = S.find(substr,i)

print(k)

C. n = len(S)

m = len(substr)

k = -1

for i in range(m):

       if S.find(substr,i) >= 0:

                k = S.find(substr,i)

                i = i + 1

print(k)

D. n = lenght(S)

m = lenght(substr)

k = -1

for i in range(m-n):

       if S.find(substr,i) >= 0:

                k = S.find(substr,i)

print(k)

Câu 2: Cho trước xâu kí tự S và xâu substr. Viết đoạn chương trình tính số lần lặp của xâu con substr trong xâu S, cho phép chồng lấn của các xâu con này. Ví dụ nếu S = "1212133212143212", substr = "121" thì số lần lặp là 4

A. n = lenght(S)

m = lenght(substr)

count = 0

k = 0

while S.find(substr,k) >= 0:

             count = count + 1

             k = S.find(substr,k) + 1

print(count)

B. n = len(S)

m = len(substr)

count = 0

k = 0

for S.find(substr,k) >= 0:

             count = count + 1

             k = S.find(substr,k) + 1

print(count)

C. n = len(S)

m = len(substr)

count = 0

k = 0

while S.find(substr,k) >= 0:

             count = count + 1

             k = S.find(substr,k) + 1

print(count)

D. n = len(S)

m = len(substr)

count = 0

k = 0

while S.find(substr,k) > 0:

             count = count + 1

             k = S.find(substr,k) + 1

print(count)

Câu 3: Cho trước hai xâu kí tự s1, s2. Viết đoạn chương trình tính in ra xâu kí tự là phần chung đầu tiên cực đại của hai xâu s1, s2. Ví dụ nếu s1 = "abcdeghik", S2 = "abcmnopq" thì xâu cần tính là "abc”

A. m = min[len(s1), len(s2)]

i = 0

s = ""

while i < m and s1[i] == s2[i]:

           s = s+ s1[i]

           i = i + 1

print(s)

B. m = min(len(s1), len(s2))

i = 0

s = ""

while i < m and s1[i] == s2[i]:

           s = s+ s1[i]

           i = i + 1

print(s)

C. m = min(len(s1), len(s2))

i = 0

while i < m and s1[i] == s2[i]:

           s = s+ s1[i]

           i = i + 1

print(s)

D. m = min(len(s1), len(s2))

i = 0

s = ""

for i < m and s1[i] == s2[i]:

           s = s+ s1[i]

           i = i + 1

print(s)

Câu 4: Số phát biểu đúng là

(1)  Có thể ghép các xâu để được xâu mới.

(2)  Có thể tìm vị trí một xâu con trong một xâu.

(3)  Không thể xóa một xâu con trong một xâu.

(4)  Không thể đếm số lần xuất hiện một xâu con trong một xâu.

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Tên gọi chữ số bằng tiếng Anh

Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím một chữ số trong hệ thập phân, đưa ra màn hình tên gọi của chữ số đó bằng tiếng Anh.

A. s = ["zero", "one", "two", "three", "four", "five", "six", "seven", "eight", "nine"]

i = int(input("Nhập một chữ số: "))

print(s[i+1])

B. s = ["zero", "one", "two", "three", "four", "five", "six", "seven", "eight", "nine"]

i = int(input("Nhập một chữ số: "))

print(s[i])

C. s = ["zero", "one", "two", "three", "four", "five", "six", "seven", "eight", "nine"]

i = int(input("Nhập một chữ số: "))

print(s[i-1])

D. s = ["zero", "one", "two", "three", "four", "five", "six", "seven", "eight", "nine"]

i = int(input(Nhập một chữ số: )

print(s[i])

=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay