Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 27 - Tham số của hàm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27 - Tham số của hàm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

                               BÀI 27: THAM SỐ CỦA HÀM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi gọi hàm f(1, 2, 3), khi định nghĩa hàm f có bao nhiêu tham số?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số.

B. Hiệu số.

C. Đối số.

D. Hàm số.

Câu 3: Chương trình sau bị lỗi ở dòng thứ bao nhiêu ?

def tinh(a, b):

if(b != 0):

return a // b

s = tinh(1, m)

print(s)

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: Các tham số của f có kiểu dữ liệu gì nếu hàm f được gọi như sau:

f( ‘5.0’)

A. str.

B. float.

C. int.

D. Không xác định.

Câu 5: Trong câu gọi hàm sin(90), thì giá trị 90 là gì?

A. Biến toàn cục.

B. Tham số hình thức.

C. Tham số thực sự.

D. Biến cục bộ.

Câu 6: Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 7: Khi khai báo hàm, thành phần nào được định nghĩa và được dùng như biến trong hàm?

A. Tham số.

B. Đối số.

C. Dữ liệu.

D. Giá trị.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chương trình con?

A. Chương trình con là một lệnh mô tả một thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.

B. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và được thực hiện (được gọi) từ 1 vị trí trong chương trình.

C. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và không thể thực hiện từ nhiều vị trí trong chương trình.

D. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương. trình

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng về chương trình con?

A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.

B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.

C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.

D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Lời gọi hàm không có lỗi nếu tham số được truyền chưa có giá trị.

B. Số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng số tham số trong khai báo của hàm.

C. Tham số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm.

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Câu 4: Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x,y):

z = x + y

return x*y*z

>>> f(1,4)

A. 10.

B. 18.

C. 20.

D. 30.

Câu 5: Đâu là ưu điểm của chương trình con?

A. Cấu trúc rõ ràng.

B. Dễ hiểu hơn.

C. Cả phương án A và C đều đúng.

D. Cả phương án A và C đều sai.

Câu 6: Giá trị của m là bao nhiêu sau biết kết quả là 5:

def tinhSum(a, b):

return a + b

s = tinhSum(1, m)

print(s)

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 7: Phát biểu nào bị sai?

A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.

B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.

C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.

D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về print()?

A. Hàm thực hiện một số thao tác nhất định và trả về 1 giá trị nào đó.

B. Không phải là hàm.

C. Không phải là hàm nhưng trả về 1 giá trị nào đó.

D. Hàm thực hiện một số thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:

def  h(a1,b1):

s=a1-b1

return s

a,b=map(int,input().split())

t=h(a,b)

print(t)

Trong đoạn chương trình trên s được gọi là

A. Tên hàm.

B. Tham số hình thức.

C. Tham số thực sự.

D. Biến cục bộ.

Câu 2: Hoàn thiện chương trình sau:

def USCLN_2(a, b):

r = a % b

while r != 0:

a = b

b = r

r = a % b

return (…)

A. a.

B. b.

C. r.

D. Chương trình bị lỗi.

Câu 3: Hoàn thiện chương trình tìm UCLN của hai số?

def USCLN_1(a, b):

if (…):

return a

return USCLN_1(b, a % b)

a = input('Nhap vao so nguyen duong a = ')

b = int(input('Nhao vao so nguyen duong b = '))

print(USCLN_1(a, b))

A. a > c.

B. a > b.

C. a == 1.

D. b == 0.

Câu 4: Hoàn thành chương trình kiểm tra một số có là số nguyên tố không:

def prime(n):

c = 0

k = 1

while(k<n):

if n%k == 0:

c = c + 1

k = k+ 1

if c == 1:

return (…)

else:

return (…)

A. True, False.

B. True, True.

C. False, False.

D. False, True.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Giả sử hàm f có hai tham số khi khai báo. Khi gọi hàm, 2 giá trị đối số nào truyền vào sẽ gây lỗi?

A. 2, 3.

B. 10, c.

C. “a”, “b”.

D. “a”, “3”.

Câu 2: Giá trị của x là bao nhiêu sau biết kết quả là 8:

def tinh(a, b, c):

if(b != 0):

return a // b + c*2

s = tinh(1, 5, x)

print(s)

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 27: Tham số của hàm (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay