Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 2: Nitrogen - Sulfur (P3)

Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 2: Nitrogen - Sulfur (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: NITROGEN – SULFUR

 (PHẦN 3 - 20 CÂU)

Câu 1: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen trong các tính chất dưới đây:

(1) Nặng hơn oxygen

(2) Chất khí không màu

(3) Nặng hơn không khí

(4) Tan nhiều trong nước

(5) Chất khí không vị

(6) Kém bền, dễ bị phân hủy hành nitrogen nguyên tử

Trả lời:

Các tính chất không thuộc về khí nitrogen trong các tính chất trên là: (3), (4), (6).

Câu 2: Nêu cách nhận biết muối ammonium. Viết PTHH minh họa?

Trả lời:

Để nhận biết muối ammonium ta sử dụng dung dịch base, ví dụ như NaOH, KOH,… Phản ứng sẽ cho khí mùi khai.

+ Tổng quát: N + OH- -  NH3 + H2O

+ Hiện tượng: Khí có mùi khai thoát ra

+ PTHH minh họa:

(NH4)2Cl + KOH  KCl + NH3 + H2O

Câu 3: Nêu nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng và tác hại của hiện tượng tới môi trường.

Trả lời:

- Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.

- Hiện tượng phú dưỡng gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh; rong tảo phát triển mạnh gây thiếu nguồn oxygen trầm trọng cho các loài khác; gây mất cân bằng sinh thái; sự phân hủy của xác rong, tảo gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và tạo chất bùn lắng xuống lòng ao, hồ.

Câu 4: Nêu tính chất hóa học của sulfur. Viết PTHH minh họa.

Trả lời:

Khi tham gia phản ứng hóa học, sulfur thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.

- Tác dụng với hydrogen và kim loại

H2(g) + S(s)  H2S(g)

2Al + 3S  Al2S3

- Tác dụng với phi kim

S(s) + 3F2(g)  SF6(g)

S(s) + O2(g)  SO2(g)

Câu 5: Nêu các lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng sulfuric acid.

Trả lời:

Sulfuric acid gây bỏng khi rơi vào da, do vậy khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm

- Cầm dụng cụ chắc chắn, thao tác cẩn thận

- Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid

- Sử dụng lượng acid vừa phải, lượng acid còn thừa phải thu hồi vào lọ đựng

- Không được đổ nước vào dung dịch acid đặc.

Câu 6: Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối ammonium nitrite theo phương trình:

NH4NO2  N2 + 2H2O

Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 10 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng.

Trả lời:

NH4NO2  N2 + 2H2O

mchất rắn giảm = mmuối phản ứng = 32 – 10 = 22 gam

.

Câu 7: a) Bột nở là chất bột thường được sử dụng trong nấu ăn và tạo xốp cho nhiều loại bánh vì có khả năng tạo thành khí, làm tăng thể tích của bánh. Điều này được thể hiện qua PTHH nào?

b) Nêu hiện tượng khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3.

Trả lời:

a) Bột nở là NH4HCO3, bị nhiệt phân theo PTHH:

NH4HCO3  NH3 + CO2 + H2O

b) Khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 xảy ra phản ứng hóa học:

3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3  Al(OH)3 + 3NH4NO3

NH3 có tính base rất yếu nên không hòa tan được Al(OH)3

Vậy hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư.

Câu 8: Hòa tan 38,4 gam Cu vào dd HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V?

Trả lời:

nCu =  = 0,6 mol

Cu   Cu2+ + 2e                             N+5 +5 + 3e  N+2 +2         

0,6                  1,2                                      1,2      0,4

VNO = 9,916

Câu 9: Hoàn thành các phản ứng sau, xác định sự thay đổi số oxi hóa của các chất và cho biết trong các phản ứng đó, SO2 thể hiện tính oxi hóa hay tính khử. 

(1) SO2 + 2H2S  

(2) SO2 + Br2 + H2O

Trả lời:

(1)

(2)

Phản ứng (1) thể hiện tính oxi hóa, phản ứng (2) thể hiện tính khử

Câu 10: Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đkc). Tính giá trị của V.

Trả lời:

nNaOH = 0,1.2 = 0,2 (mol)

NaOH + NH4Cl  NaCl + NH3 + H2O

   0,2                                      0,2

 = 0,2.24,79 = 4,958 l.

Câu 11: Cho Fe kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 1,2395 lít (đkc) và a gam muối sunfate trung hòa. Tính giá trị của a.

Trả lời:

= 0,05 (mol)

Fe + H2SO4  FeSO4 + H2

                          0,05     0,05

 .

Câu 12: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng.

Trả lời:

 mol

 mol

Fe + S  FeS

0,2           0,2

Zn + S  ZnS

0,4           0,4

m = 0,2.(56 + 32) + 0,4.(65 + 32) = 56,4 gam.

Câu 13: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết H2SO4, K2SO4, HCl, NaOH.

Trả lời:

 

 H2SO4K2SO4HClNaOH
Ba(HCO3)2Sủi bọt  +  +  trắng trắngSủi bọt trắng
HCl không tan tan

H2SO4 + Ba(HCO3)2  2CO2 + 2H2O + BaSO4

2HCl + Ba(HCO3)2  BaCl2 + 2H2O + 2CO2

K2SO4 + Ba(HCO3)2  BaSO4 + 2KHCO3

2NaOH + Ba(HCO3)2  BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

HCl + NaOH  NaCl + H2O.

Câu 14: Đun nóng hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí (đktc) CO2.

Viết phương trình hóa học

Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của hỗn hợp muối ban đầu. Thể tích các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Trả lời:

     a mol             2 mol   a mol

    b mol            b mol  b mol

Theo đầu bài ta có:

 (mol)

 (mol)

 a = 0,1; b = 0,4

 ; .

Câu 15: Cho 2,64 gam kim loại tác dụng với N2 tạo nên 2,92 gam nitrite. Tìm công thức của nitrite đó

Trả lời:

 = 2,92 – 2,64 = 0,28 gam  = 0,01 mol

          6M     +     xN2         2M3Nx

                                                (1)  0,01 (mol)

Ta có: nM =  mol (2)

Từ (1) và (2)  MM = 44.x

Ta thấy x = 2, MM = 88 thì M là Sr thỏa mãn

Vậy công thức của muối nitrite là Sr3N2.

Câu 16: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,2 mol Zn bằng 500ml dd HNO3 vừa đủ, thu được dd A và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dd A thu m gam muối. Tính giá trị của m?

Trả lời:

Sản phẩm khử là NH4NO3

.

Câu 17: Kết quả phân tích thành phần của một muối sulfate ngậm nước X của kim loại M thu được bảng sau:

Nguyên tốMOSH
Thành phần khối lượng (%)23,2655,8118,602,33

Khi khảo sát độ bền nhiệt của muối theo nhiệt độ, trước khi gốc sulfate bị phân hủy thì muối bị giảm 20,93% khối lượng.

a) Xác định công thức hóa học của muối sulfate ngậm nước.

b) Khi sử dụng vôi sống để khử chua đất nhiễm phèn thì tạo ra chất X ít tan, làm đất chai cứng. Viết phương trình hóa học dạng ion thu gọn.

c) Nung nóng X đến 1600C, thu được tinh thể muối ngậm nước Y, trong đồ nước chiếm 6,21% khối lượng. Xác định công thức hóa học và ứng dụng của Y trong thực tế.

Trả lời:

a) Xác định tỉ lệ các nguyên tử O:S:H

O6SH4SO4.2H2OCông thức của X là M2(SO4)n.2nH2O.

Nước chiếm 20,93% khối lượng nên:

M = 20nn = 2, M = 40 (Ca)CaSO4.2H2O.

b) - Phèn là các muối sulfate kép của ion kim loại hóa trị I với ion kim loại hóa trị II hoặc III, chủ yếu là phèn nhôm và phèn sắt.

- Nước nhiễm phèn là nước chứa nhiều muối sulfate kép của kim loại.

- PTHH dạng ion thu gọn:

c) Gọi công thức hóa học của Y là CaSO4.xH2O, do nước chiếm 6,21% khối lượng nên:

x = 0,5

Y là CaSO4.0,5H2O hoặc 2CaSO4.H2O.

Câu 18: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với A là . Hiệu suất phản ứng là

Trả lời:

Coi hỗn hợp có 1 mol N2 và 3 mol H2

 = nA = 1 + 3 = 4 (mol)

Gọi số mol N2 phản ứng là x

N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)

                                  Bđ      1            3

                                  Pư       x     3x                 2x

                                  [ ]      1 – x      3 – 3x            2x

 = nB = 1 – x + 3 – 3x + 2x = 4 – 2x (mol)

Ta có:   

Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn thì N2 và H2 phản ứng vừa đủ với nhau

H% = .

Câu 19: Khi cho 9,45 gam kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A chứa 78,55 gam muối. Thể tích khí (đktc) thoát ra ít nhất trong thí nghiệm là bao nhiêu ?

Trả lời:

BTNT Al:

Mặt khác:

BT e: 3nAl = 8  3.0,35 = 8.0,05 + e.nkhí  e.nkhí = 0,65 mol

Khí e lớn nhất thì nkhí nhỏ nhất. Vậy số mol khí nhỏ nhất khi e = 10

.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và thoát ra 12,32 lít khí SO2(đktc), sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam muối sunfate khan. Tính giá trị của m.

Trả lời:

  mmuối = mKL +  = 17,4 + 0,55.96 = 70,2 (g).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay