Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P5)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN 5
Câu 1: Hãy nêu cách tính khối lượng mol của phân tử AxByCz từ khối lượng mol của các nguyên tử thành phần.
Trả lời:
- Khối lượng mol của phân tử AxByCz là
(g/mol)
Câu 2: Tốc độ phản ứng là gì?
Trả lời:
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.
Câu 3: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
+ Nhiệt độ.
+ Nồng độ.
+ Diện tích bề mặt.
+ Chất xúc tác….
Câu 4: Phản ứng thu nhiệt là gì? Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.
Ví dụ: Đốt cháy củi, tôi vôi…
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.
Ví dụ: Hòa tan C sủi vào nước, nung đá vôi,…
Câu 5: a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?
- b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?
Trả lời:
- a) Muốn phản ứng hóa học xảy ra:
Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.
- b) Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.
Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại
Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ (tức là diện tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.
Câu 6: Hãy tính khối lượng mol của các phân tử trong bảng sau
Phân tử |
Công thức hóa học |
Khối lượng mol phân tử |
Nitrogen |
N2 |
… |
Nước |
H2O |
… |
Carbon dioxide |
CO2 |
… |
Calcium carbonate |
CaCO3 |
… |
Trả lời:
Phân tử |
Công thức hóa học |
Khối lượng mol phân tử (g/mol) |
Nitrogen |
N2 |
|
Nước |
H2O |
|
Carbon dioxide |
CO2 |
|
Calcium carbonate |
CaCO3 |
Câu 7: Hãy tính khối lượng mol của kim loại X, biết rằng 0,5 mol chất này có khối lượng là 32 gam. X là kim loại nào?
Trả lời:
- Khối lượng mol của kim loại X là
M =
Vậy X là kim loại Cu ( đồng)
Câu 8: Cho phương trình hóa học sau
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag
- Hãy cho biết tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm.
- Hãy cho biết tỉ lệ khối lượng của Fe với Ag.
Trả lời:
- Tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm là
nFe : nFe(NO3)3 : nAg = 1:1:3
- Tỉ lệ số mol của Fe với Ag là
nFe : nAg = 1:3
→ mFe : mAg = (1.56) : (3.108)
= 14:81
Câu 9: Người ta điều chế được 24g đồng (Cu) bằng cách dùng hydrogen (H2) khử copper (II) oxide (CuO).
- Viết phương trình phản ứng.
- b) Khối lượng copper (II) oxide bị khử là bao nhiêu?
Trả lời:
- PTHH CuO + H2 Cu + H2O
- Số mol Cu sinh ra sau phản ứng là = 0,375 (mol)
Theo phương trình hóa học:
1 mol CuO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol Cu
Vậy : 0,375 mol CuO ……………………..………………0,375 mol Cu
Khối lượng CuO bị khử là mCuO = nCuO. MCuO= 0,375. 80 = 30 gam.
Câu 10: Hãy chỉ ra người ta đã lợi dụng những yếu tố nào nhằm tăng tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:
- Dùng không khí nóng, nén thổi vào lò cao nhằm cháy than cốc trong quá trình sản xuất gang)
- Nhung đá vôi trong nhiệt độ cao nhằm sản xuất vooii sống
- Nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng)
Trả lời:
- Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao và tăng nồng độ (O2) làm tăng tốc độ phản ứng
- Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao làm tăng tốc độ phản ứng.
- Lợi dụng tác dụng diện tích tiếp xúc lớn để tăng tốc độ phản ứng.
Câu 11: Hãy tính khối lượng của
- 12, 044.1023 nguyên tử nhôm.
- 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn.
Trả lời:
- Số mol của 12.1023 nguyên tử nhôm là
n = = 2 (mol).
Khối lượng của 12, 044.1023 nguyên tử nhôm là:
mAl = n.MAl = 2.27 = 54 (gam).
- Số mol của 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn là:
n= =
Khối lượng của 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn là:
= n. = 0,4. 17 = 6,8 (gam).
Câu 12: Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?
Trả lời:
Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:
= = 6 gam
Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:
= = 50 gam
Câu 13: Cho kim loại nhôm tác dụng với sulfuric acid (H2SO4) tạo ra khí hydrogen (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.
- a) Lập PTHH.
- b) Cho biết tỉ lệ khối lượng nhôm Al lần lượt với ba chất còn lại trong phản ứng hóa học.
Trả lời:
- PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
- nAl : nH2SO4 : nAl2(SO4)3 : nH2 = 2:3:1:3
→ mAl : mH2SO4 : mAl2(SO4)3 : mH2 = (2.27):(3.98):(1.342):(1.2)
= 54:293:342:2
Câu 14: Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- a) AgNO3+ K3PO4→ Ag3PO4 + KNO3
- b) FeS + HCl → FeCl2+ H2S
- c) Pb(OH)2+ HNO3→ Pb(NO3)2 + H2O
- d) Mg(OH)2+ HCl → MgCl2+ H2O
Trả lời:
- a) 3AgNO3+ K3PO4→ Ag3PO4 + 3KNO3
- b) FeS + 2HCl → FeCl2+ H2S
- c) Pb(OH)2+ 2HNO3→ Pb(NO3)2 + 2H2O
- d) Mg(OH)2+ 2HCl → MgCl2+ 2H2O
Câu 15: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng.
- Viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
- b) Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Trả lời:
a )PTHH:
Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 (1)
H2 + CuO Cu + H2O (2)
b ) nZn = 3,25:65= 0,05 ( mol )
→nH2= nZn = 0,05 ( mol )
→nCu = nH2=0,05 ( mol )
→mCu = n x M = 0,05 x 64 =3,2 ( g )
Câu 16: Tại sao trên các tàu đánh cá ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Trả lời:
Giảm nhiệt độ khiến giảm tốc độ ôi thiu của cá. Ngăn sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.
Câu 17: Hòa tan 5,3 gam natri cacbonat Na2CO3 vào dung dịch axit clohidric HCl thu được lần lượt 5,85 gam natri clorua NaCl; 0,9 gam nước H2O và 2,2 gam khí cacbonic CO2.
- a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
- b) Tính khối lượng axit hidric HCl đã sử dụng trong phản ứng
Trả lời:
a)
Phương trình hóa học
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
b)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mNa2CO3 + mHCl = mNaCl + mH2O + mCO2
⇒ 5,3 + mHCl = 5,85 + 0,9 + 2,25,3 + mHCl = 5,85 + 0,9 + 2,2
⇒ 5,3 + mHCl= 8,955,3 + mHCl = 8,95
⇒ mHCl= 8,95−5,3 = 3,65 gam
Câu 18: Cần phải trộn dung dịch NaOH 5% với dung dịch NạO 10% theo lượng như thế nào để thu được dung dịch NaOH 8%.
Trả lời:
Gọi x là khối lượng cung dịch NaOH 5% cần dùng thì mct =
Gọi y là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng thì mct =
Khối lượng dung dịch sau pha trộn là: x+y (g)
Khối lượng chất tan sau khi pha trộn là (+ ) =
Nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi pha trộn là:
C% =
→
→ 5x+10y = 8x+8y
→2y = 3x
→
Vậy cần trộn dung dịch NaOH 5% và dung dịch NaOH 10% theo tỉ lệ khối lượng là 2:3 để thu được dung dịch NaOH 8%
Câu 19: Đốt 16 lit CO trong bình đựng 6 lit O2 . Sau phản ứng thu được 18 lit hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.
Trả lời:
PTHH: 2CO + O2 → 2CO2
Trước phản ứng: 16 6 0
Phản ứng 2x x 2 x
Sau phản ứng 16-2x 6-x 2x
Ta có sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp:
16-2x + 6-x + 2x =18
→ x= 4 (lít)
Hiệu suất của phản ứng là 4/6.100% = 66.67%
Câu 20: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.
Trả lời:
- Nến chảy lỏng thấm vào bấc là quá trình biến đổi vật lý vì nến chỉ biến đôit trạng thái chưa có chất mới sinh ra.
- Nến lỏng hóa hơi là quá trình biến đổi vật lý vì nến chỉ biến đổi trạng thái chưa có chất mới sinh ra.
- Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước: xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là carbon dioxide và hơi nước.
Parafin + khí oxygen → Khí carbon dioxide + hơi nước.