Bài tập file word Sinh học 11 kết nối tri thức bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word Sinh học 11 kết nối bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
BÀI 22: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn là gì?
Trả lời:
Là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác so với con trưởng thành
Câu 2. Biến thái không hoàn toàn là gì?
Trả lời:
Là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 3. Phát triển không qua biến thái là gì?
Trả lời:
Là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành
Câu 4. Tuổi dậy thì là gì?
Trả lời:
Là giai đoạn chuyển từ thiếu niên sang thanh niên. Ở thời kì này, nam và nữ có những thay đổi về thể chất, sinh lý, tâm lý và tình cảm.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Trình bày đặc điểm phát triển và sinh trưởng ở động vật? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian, có giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh, có giai đoạn chậm, có giai đoạn sinh trưởng.
à Ví dụ: Ở người, giai đoạn từ khi sinh ra đến trước tuổi dậy thì chủ yếu sinh trưởng. Đến giai đoạn dậy thì tốc độ sinh trưởng và phát triển tăng lên rõ rệt, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các phần khác nhau của cơ thể diễn ra không giống nhau.
- Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai cũng phát triển theo thời gian khác nhau.
à Ví dụ: Ở người, tim bắt đầu đập vào ngày thứ 21 của thai kì; cẳng chân, cánh tay, hệ tiêu hoá bắt đầu hình thành vào tuần thứ năm,...
Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa (chiều cao hoặc chiều dài) là khác nhau ở các loài động vật.
Câu 2. Trình bày quá trình phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật? Cho ví dụ?
Trả lời:
* Gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phôi và Giai đoạn hậu phôi.
- Giai đoạn phôi: Diễn ra trong trứng đã thụ tinh hình thành hợp tử, phân chia nhiều lần hình thành phôi. Phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng chui ra từ trứng.
- Giai đoạn hậu phôi:
+ Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và biến thành nhộng.
+ Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến ấu trùng thành con trưởng thành. Vì vậy, con trưởng thành chui ra từ kén nhộng có hình dạng và cấu tạo khác hẳn với ấu trùng.
* Ví dụ: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,...
Câu 3. Trình bày quá trình phát triển không qua biến thái ở động vật? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái.
- Quá trình phát triển của người (điển hình) có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra.
+ Giai đoạn phôi thai: diễn ra trong tử cung (dạ con) của mẹ. Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu, ...), kết quả là hình thành thai nhi
+ Giai đoạn sau sinh: Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
à Ví dụ: Phát triển không qua biến thái: Các loài thú như chó, mèo, lợn, gà....con non sinh ra có đặc điểm giống hệt với con trưởng thành.
Câu 4. Sự giống nhau của phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
Trả lời:
- Sự giống nhau của hai khái niệm này là cả hai đều ám chỉ quá trình phát triển của một sinh vật từ giai đoạn trứng/ấu trùng cho đến khi trưởng thành.
- Cả hai đều bao gồm các giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó sinh vật trải qua các thay đổi về hình dạng, kích thước và tính chất sinh lý để trở thành sinh vật trưởng thành.
Câu 5. Trình bày hiểu biết về các hormone ở người?
Trả lời:
* Trong người, có rất nhiều loại hormone khác nhau, mỗi loại có chức năng và tác động khác nhau đến cơ thể. Dưới đây là một số loại hormone quan trọng và chức năng của chúng:
- Insulin: Hormone này được sản xuất bởi tuyến tụy và giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ đường từ máu.
- Glucagon: Cũng được sản xuất bởi tuyến tụy, glucagon giúp tăng nồng độ đường trong máu bằng cách kích thích quá trình phân hủy glycogen thành glucose.
- Thyroxine: Hormone được sản xuất bởi tuyến giáp và có chức năng điều chỉnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.
- Adrenaline: Hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có chức năng kích thích hệ thống thần kinh và tăng tốc độ tim, hô hấp và tăng áp lực máu.
- Cortisol: Hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có chức năng giúp cơ thể thích nghi với các tình huống căng thẳng và giảm đau.
- Testosterone: Hormone được sản xuất bởi tuyến tinh hoàn ở nam giới và tuyến vú ở nữ giới, có chức năng điều chỉnh sự phát triển của các bộ phận sinh dục, cân bằng năng lượng và tăng cường sự phát triển của các tế bào cơ bắp và xương.
- Estrogen và progesterone: Hormone được sản xuất bởi tuyến buồng trứng ở nữ giới, có chức năng điều chỉnh sự phát triển của các bộ phận sinh dục, cân bằng năng lượng và giúp duy trì thai nghén.
Câu 6. Trình bày hiểu biết về tuổi dậy thì ở người?
Trả lời:
- Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển sinh lý và tâm lý quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Thông thường, tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu từ khoảng 9-14 tuổi và ở nữ giới bắt đầu từ khoảng 8-13 tuổi, nhưng đây chỉ là khoảng thời gian chung và có thể khác nhau đôi chút giữa các cá nhân.
- Trong thời kỳ dậy thì, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone giới tính, bao gồm testosterone ở nam và estrogen và progesterone ở nữ. Những thay đổi về hormone này sẽ gây ra sự thay đổi về cơ thể và tâm lý của trẻ, bao gồm sự phát triển của cơ thể, tăng trưởng của tóc và lông, và phát triển của các cơ quan sinh dục.
- Tuổi dậy thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị căng thẳng và xấu hơn về tình hình bản thân, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến vẻ ngoài. Trẻ cũng có thể trở nên khó chịu, ít tự tin và khó thích nghi trong các mối quan hệ xã hội.
- Tuổi dậy thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các thay đổi về hormone có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1. Tại sao các loài vật như sau bướm, châu chấu, cào cào,… có sức phá hoại cây cối, mùa màng rất lớn?
Trả lời:
Sâu bướm, châu chấu, cào cào gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp bởi vì chúng tiêu thụ một lượng lớn lá cây. Đặc biệt, khi còn ở giai đoạn trứng và ấu trùng, chúng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nhưng thiếu enzyme tiêu hóa chất cellulose. Vì vậy, chúng tiêu thụ nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Việc phá hoại này khiến cho cây trở nên yếu và không đủ năng lượng để sinh trưởng, phát triển, sản xuất trái hoặc hoa.
Câu 2. “Gà trống thiến” là ngôn từ chỉ một loại gà bị cắt bỏ tinh hoàn khi nó bắt đầu biết gáy. Điều này có tác dụng và hậu quả gì với người chăn nuôi và với con gà?
Trả lời:
- Hậu quả với con gà:
+ Tinh hoàn của gà trống chứa hormone testosterone, một hormone quan trọng trong việc phát triển các đặc tính sinh dục thứ cấp như mào, cựa, gáy và bản năng sinh dục.
+ Nếu tinh hoàn bị cắt, cơ thể của gà trống sẽ không chứa testosterone, do đó không phát triển được các đặc tính này.
+ Testosterone còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp. Thiếu testosterone sẽ dẫn đến việc không phát triển cơ bắp và gà trở nên béo phì.
- Lợi ích cho người chăn nuôi:
+ Gà lớn nhanh và béo.
+ Không đạp mái lung tung, cận huyết,…
Câu 3. Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
Trả lời:
* Loài muỗi sinh trưởng với 4 giai đoạn chính: Muỗi trưởng thành à đẻ trứng à loăng quăng, bọ gậy à cung quăng hay nhộng à muỗi con.
* Nên tiêu diệt muỗi ở giai đoạn hình thành loăng quăng, bọ gậy hoặc giai đoạn muỗi trưởng thành vì ở 2 giai đoạn này có thể phát hiện được chúng dễ dàng, khu vực ẩn núp ổn định, thời gian tồn tại lâu.
Câu 4. Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
Trả lời:
- Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho trâu, bò vào mùa đông.
- Tiêm phòng dịch cho vật nuôi
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.
Câu 5. Theo kinh nghiệm từ thời xưa, khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg là vì sao?
Trả lời:
Nên xuất chuồng khi chúng được 50 – 60 kg vì giai đoạn sau lợn sẽ sinh trưởng chậm hơn, khối lượng lợn sẽ không tăng mạnh như trước vậy nên nếu nuôi để thịt thì xuất chuồng vào giai đoạn này là hợp lý.
Câu 6. Những người dân nuôi cá rô phi cho hay: Nếu nuôi cá rô phi thì nên thu hoạch sau 1 năm, không để lâu hơn. Điều này là vì sao?
Trả lời:
- Cá rô phi có khối lượng tối đa là khoảng 4kg /con trong thời gian nuôi 3 năm. Trong 1 năm đầu tiên thì chúng đạt khoảng 1,5 – 1,8kg/con.
- Có thể thấy nuôi lâu sẽ dẫn tới :
+ Tốn thức ăn, tốn công chăm sóc
+ Thịt cá dai, không ngon
Câu 7. Hãy cho biết, tại sao thức ăn là nhân tố tác động lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Trả lời:
- Thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu cho sinh tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống, tạo nên các mô, cơ quan.
- Thức ăn không làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường. Do đó nhân tố thức ăn ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Làm thế nào các tế bào trong cơ thể động vật liên kết và tương tác với nhau để tạo ra một cấu trúc phức tạp như một cơ bắp hoặc một cơ quan như não?
Trả lời:
Các tế bào trong cơ thể động vật có khả năng phát triển và chuyển đổi để tạo ra các cấu trúc phức tạp, nhờ sự tương tác giữa các phân tử protein và sự tương tác giữa các tế bào thông qua các tín hiệu hóa học và điện sinh học.
Câu 2. Làm thế nào quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều chỉnh bởi các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn?
Trả lời:
Các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thông qua cơ chế điều chỉnh hoạt động gen và tương tác giữa các tế bào trong cơ thể động vật.
Câu 3. Thông tin thu thập được cho thấy rằng thời gian trung bình để một con bọ cánh cứng hoàn thành biến thái hoàn toàn là khoảng 1 năm và một con bọ cánh cứng có thể trải qua khoảng 5 biến thái hoàn toàn trong cuộc đời của nó. Chu kỳ sống của loài bọ cánh cứng là bao nhiêu năm?
Trả lời:
Chu kỳ sống = Thời gian trung bình để hoàn thành biến thái hoàn toàn × Số lượng biến thái hoàn toàn là:
1 năm × 5 = 5 năm
Do đó, chu kỳ sống trung bình của một con bọ cánh cứng là khoảng 5 năm từ khi nó nở trứng đến khi trở thành một con bọ cánh cứng trưởng thành.
=> Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật