Bài tập file word toán 7 cánh diều bài 1: Thu thập phân loại và biểu diễn dữ liệu

Bộ câu hỏi tự luận toán 7 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Thu thập phân loại và biểu diễn dữ liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 7 Cánh diều

BÀI 1: THU THẬP, PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU

( 20 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Bài 1: Trong các phát biểu sau, dữ liệu nào không phải là số liệu

  1. Chiều cao của các bạn học sinh lớp 7A
  2. Chiều cao trung bình của học sinh lớp 7A
  3. Nơi sinh của mỗi học sinh lớp 7A
  4. Số học sinh lớp 7A yêu thích môn Toán

Đáp án:

Ý C không phải là số liệu

 

Bài 2: Trong các phát biểu sau dữ liệu nào là số liệu?

  1. Cân nặng của các bạn nữ trong lớp (đơn vị tính là kilogam);
  2. Chiều cao trung bình của học sinh lớp 7B (đơn vị tính là mét);
  3. Số học sinh giỏi của lớp 7C;
  4. Các môn thể thao yêu thích của các bạn nam trong lớp.

Đáp án:

A, B, C là số liệu

 

Bài 3: Xác định các dữ liệu không phải là số liệu sau đây:

  1. Điểm trung bình cuối kì I của từng môn học
  2. Xếp loại thi đua cuối năm của mỗi học sinh
  3. Tên các học sinh của lớp 7B
  4. Số học sinh điểm kém môn toán

Đáp án:

Ý B và C không phải là số liệu

 

Bài 4: Hãy giúp Hạnh liệt kê tên một số con gia cầm từ danh sách sau: Gà, ngan, rắn, lợn, vịt, chó. 

Đáp án:

Gà, ngan, vịt

 

Bài 5: Chọn ra tập hợp các phần tử là số từ danh sách sau: 1, thước kẻ, chiều cao, sách, 2, 0

Đáp án:

{0, 1, 2}

 

Bài 6: Kết quả môn học cuối năm của Lan được ghi lại như sau:

Chỉ ra các môn học không được đánh giá bằng số liệu?

Đáp án:

Các môn học không được đánh giá bằng số liệu là: Âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Bài 1: Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 30 học sinh lớp 7B:

Tìm ra điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên 

Đáp án:

Ta thấy tổng số học sinh trong bảng thống kế trên là: 14 + 10 + 5 + 2 = 31 30

Vì thế tổng số học sinh tại bảng này không hợp lí.

 

Bài 2: Cho bảng thống kê số liệu về hứng thú học tập các môn học:

Môn học nào được học sinh yêu thích nhất?

Môn học nào không được học sinh yêu thích nhất?

Đáp án:

Môn HĐ trải nghiệm HN được học sinh yêu thích nhất

Môn Mỹ thuật không được học sinh yêu thích nhất.

 

Bài 3: Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 30 học sinh lớp 7B:

So sánh số học sinh có 1 anh chị em ruột với số học sinh có 2 anh chị em ruột

Đáp án:

Theo bảng thống kê, ta có: 

Số học sinh có 1 anh chị em ruột là 10 học sinh, số học sinh có 2 anh chị em ruột là 5 học sinh.

Vì thế số học sinh có 2 anh chị em ruột ít hơn số học sinh có 1 anh chị em ruột.

 

Bài 4: Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam trong một số năm gần đây được cho trong bảng sau:

Năm nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và thấp nhất?

Đáp án:

Năm 1991 là năm có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất

Năm 2007 là năm có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất.

 

Bài 5: Bạn An ghi lại năm sinh của thành viên trong gia đình qua bảng sau:

Thành viên

Bố

Mẹ 

An

Em An

Năm sinh

1987

1988

2009

2011

Tính số tuổi của bố, mẹ, An và em An vào năm 2023

Đáp án:

Tuổi của bố, mẹ, An và em An vào năm 2023 lần lượt là: 36, 35, 14, 12 

 

Bài 6: Trong một buổi thực hành đo lại các kích thước của lớp học, các bạn trong nhóm A nhanh chóng có kết quả báo cáo nhưng lại có đơn vị đo khác nhau. Em hãy giúp các bạn tìm đơn vị đo chiều dài, chiều rộng, chu vi và diện tích của lớp học nhé.

Đáp án:

Đơn vị đo chiều dài, chiều rộng, chu vi và diện tích lớp học lần lượt là: m, m, m, m2

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Bài 1: Bảng sau thể hiện số từ dùng sai trong bài văn của một nhóm các học sinh lớp 7A:

Số bài có từ dùng sai ít nhất chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm so với tổng số bài của nhóm học sinh?

Đáp án:

Số bài có từ sai ít nhất là 1

Tổng số bài là: 1 + 3 + 5 + 3 + 4 + 2 + 2 = 20

Số bài có từ dùng sai ít nhất chiếm 1: 20 = 5% so với tổng số bài của nhóm học sinh

 

Bài 2: Cho bảng dữ liệu

Lớp

Sĩ số

Số học sinh tham gia bơi lội

7/1

36

38

7/2

40

25

7/3

39

18

7/4

40

10

Hãy so sánh số học sinh tham gia bơi lội của mỗi lớp với sĩ số của lớp đó để tìm điểm chưa hợp lí của bảng dữ liệu trên.

Đáp án:

Lớp

Sĩ số

Số học sinh tham gia bơi lội

7/1

36

38

7/2

40

25

7/3

39

18

7/4

40

10

 

Ta thấy điểm chưa hợp lí của bảng dữ liệu trên là số học sinh tham gia bơi lội của lớp 7/1 (38 học sinh) nhiều hơn sĩ số lớp (36 học sinh).

 

Bài 3: Bảng thống kê sau đây cho biết các loại máy tính cầm tay mà học sinh lớp 7A sử dụng (mỗi bạn chỉ sử dụng một loại).

STT

Loại máy tính

Số lượng học sinh sử dụng

Màu sắc

1

Vinacal 570es plus

10

Xám

2

Casio fx 570vn plus

8

Xanh

3

Vinacal 680 ex plus

5

Hồng

4

Casio fx 580vnx

13

Trắng

  1. a) Hãy phân loại dữ liệu có trong bảng thống kê trên dựa trên hai tiêu chỉ định tính và định lượng;
  2. b) Tính sĩ số của lớp 7A.

Đáp án:

STT

Loại máy tính

Số lượng học sinh sử dụng

Màu sắc

1

Vinacal 570es plus

10

Xám

2

Casio fx 570vn plus

8

Xanh

3

Vinacal 680 ex plus

5

Hồng

4

Casio fx 580vnx

13

Trắng

  1. a) Các loại máy tính (vinacal 570ex plus II, casio fx 570vn plus, vinacal 680ex plus, casio fx 580vnx) là dữ liệu định tính.

Số lượng học sinh sử dụng (10; 8; 5; 13) là dữ liệu định lượng.

Màu sắc các loại máy tính (xám, xanh, hồng, trắng) là dữ liệu định tính.

  1. b) Sĩ số của lớp 7A là:

10 + 8 + 5 + 13 = 36 (học sinh).

 

Bài 4: Hãy lập bảng dữ liệu thu được từ biểu đồ sau:

Đáp án:

Trong biểu đồ trên, ta thu thập được các thông tin sau:

Số ca nhiễm COVID - 19 từ ngày 23/11/2021 đến 28/11/2021

của tỉnh Vĩnh Long

Ngày

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng

Số ca mới

23/11

505

327

24/11

482

468

25/11

491

393

26/11

536

345

27/11

539

358

28/11

545

418



Bài 5: a) Phân loại các dãy dữ liệu sau dựa trên tiêu chỉ định tính và định lượng:

(i) Tên của một số học sinh lớp 7A1: Huy, Linh, Nghĩa, Mai, Hùng

(ii) Cân nặng (đơn vị kilôgam) của một số học sinh lớp 7A2: 40; 38,5; 39; 40,5; 39,5; 

(iii) Xếp loại học lực của bốn bạn học sinh lớp 7A3: Tốt, Đạt, Chưa đạt, Khá. 

  1. b) Với các dữ liệu định tính, hãy cho biết dữ liệu nào có thể sắp thứ tự và dữ liệu nào không thể sắp theo thứ tự.

Đáp án:

  1. a) Các dãy dữ liệu (i), (iii) là các dãy dữ liệu định tính; dãy dữ liệu (ii) là dữ liệu định lượng. 
  2. b) Dãy dữ liệu (i) khổng thể sắp thứ tự, dãy dữ liệu (ii) có thể sắp thứ tự (ví dụ từ mức thấp nhất đến mức cao nhất là: Chưa đạt, Đạt, Khá, Tốt).

 

Bài 6: Chiều cao của 30 bạn học sinh lớp 7A (đơn vị cm) được ghi lại như sau 

Số bạn có chiều cao trên 1,55 m chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm so với cả lớp? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án:

Đổi 1,55 m = 155 cm

Số học sinh có chiều cao trên 1,55m là: 7 + 4 + 1 = 12 

Số bạn có chiều cao trên 1,55 m so với cả lớp chiếm: 12:30.100% = 40% 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Bài 1: Biểu đồ cột kép ở hình bên thể hiện diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta giai đoạn 2017 – 2020:

  1. a) Hoàn thành bảng số liệu sau:

Năm

2017

2018

2019

2020

Diện tích rừng tự nhiên (nghìn ha)

?

?

?

?

Diện tích rừng trồng (nghìn ha)

?

?

?

?

Chênh lệch diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng (nghìn ha)

?

?

?

?

  1. b) Trong bảng số liệu trên, chênh lệch giữa diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng lớn nhất vào năm nào?

Đáp án:

  1. a) Quan sát biểu đồ cột kép và xác định diện tích, ta có bảng số liệu sau:

Năm

2017

2018

2019

2020

Diện tích rừng tự nhiên (nghìn ha)

10236,4

10255,5

10292,4

10279,2

Diện tích rừng trồng (nghìn ha)

4179,0

4235,8

4316,8

4398,0

Chênh lệch diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng (nghìn ha)

6057,4

6019,7

5975,6

5881,2

 

  1. b) Ta có 5881,2 < 5975,6 < 6019,7 < 6057,4 (nghìn ha).

Vậy trong bảng số liệu trên, chênh lệch giữa diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng lớn nhất vào năm 2017.

 

Bài 2: Biểu đồ hình cột thể hiện tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020:

  1. a) Nêu cách xác định giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm từ năm 2015 đến năm 2020.

 

  1. b) Lập bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 (đơn vị: tỉ USD).

Đáp án:

  1. a) Để xác định giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm từ năm 2015 đến năm 2020, ta thực hiện như sau:

Nhìn vào cột biểu thị giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015 ở biểu đồ trên, ta thấy trên đỉnh cột đó có ghi số 6,7 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ USD.

Vậy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015 là 6,7 tỉ USD.

Tương tự như trên, ta xác định được giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm còn lại:

+ Năm 2016: 7,1 tỉ USD;

+ Năm 2017: 8,3 tỉ USD;

+ Năm 2018: 8,8 tỉ USD;

+ Năm 2019: 8,6 tỉ USD;

+ Năm 2020: 8,5 tỉ USD.

Vậy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm 2015; 2016; 2017; 2018; 2019; 2020 lần lượt là: 6,7 tỷ USD; 7,1 tỷ USD; 8,3 tỷ USD; 8,8 tỷ USD; 8,6 tỷ USD; 8,5 tỷ USD.

  1. b) Ta có bảng số liệu sau:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)

6,7

7,1

8,3

8,8

8,6

8,5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay