Bài tập file word toán 7 cánh diều Bài tập cuối chương 5

Bộ câu hỏi tự luận toán 7 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chương 5 Bài tập cuối chương 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 7 Cánh diều

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

(19 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Bài 1: Kết quả môn học cuối năm của Dũng được ghi lại như sau:

Chỉ ra các môn học được đánh giá bằng số liệu?

Đáp án:

Các môn học được đánh giá bằng số liệu là: Toán, Ngữ văn, KHTN, Lịch sử, địa lí, Tin, GDCD, Ngoại ngữ, Công nghệ.

Bài 2: Cho bảng số liệu về các môn học được yêu thích tại lớp 7A:

Môn

Toán

Tiếng Anh

Thể dục

Tin học

Số học sinh yêu thích

15

13

7

5

Đối tượng thống kê ở đây là gì?

Đáp án:

Đối tượng thống kê ở đây là các môn học Toán, Tiếng Anh, Thể dục, Tin học

Bài 3: Các số tại đầu mút đoạn thẳng trong biểu đồ trên thể hiện số khách hàng đến cửa hàng đó. Em hãy cho biết thời điểm ít khách nhất, nhiều khách nhất

Đáp án:

Vào lúc 13h có ít khách nhất: 20 khách

Vào lúc 11h có nhiều khách nhất 50 khách

Bài 4: Biểu đồ sau cho biết tỉ số phần trăm số truyện đọc mà An có. Hãy cho biết tỉ số phần trăm của truyện Shin và Doraemon trong số truyện đó?

Đáp án:

Truyện Shin chiếm 35% số truyện

Doraemon chiếm 25% số truyện

Bài 5: Có 5 quả bóng được đánh dấu từ 1 dến 5. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra. Hỏi có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên quả bóng được lấy ra là số nguyên tố”.

Đáp án:

Trong các số 1, 2, 3,….5 có 3 số nguyên tố là 2, 3, 5

Vậy có ba kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số xuất hiện trên quả bóng được lấy ra là số nguyên tố”

Bài 6: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là B = {1; 2; 3; … ; 5; 6}. Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố. Tìm xác suất của biến cố trên.

Đáp án:

Số phần tử của tập hợp B là 6 nên có 6 kết quả có thể xảy ra.

Xác suất của biến cố đó là:

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Bài 1: Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 30 học sinh lớp 7B:

So sánh số học sinh có 1 anh chị em ruột với số học sinh không có anh chị em ruột nào

Đáp án:

Theo bảng thống kê, ta có:

Số học sinh có 1 anh chị em ruột là 10 học sinh, số học sinh không có anh chị em ruột nào là 14 học sinh.

Vì thế số học sinh không có anh chị em ruột nào lớn hơn số học sinh có 1 anh chị em ruột.

Bài 2: Bạn Linh ghi chép số điểm 10 một số môn của các bạn trong tổ 1 trong bảng sau:

Môn

Toán

Tiếng Anh

Lịch sử

Tin học

Số điểm 10

5

3

4

2

So sánh số bạn có điểm 10 môn Toán với số bạn có điểm 10 môn Lịch sử

Đáp án:

Số bạn được điểm 10 môn Toán là 5

Số bạn được điểm 10 môn Lịch sử là 4

Vì thế số bạn được điểm 10 môn Toán nhiều hơn số bạn được điểm 10 môn Lịch sử.

Bài 3: : Số lượng ti vi một cửa hàng bán được trong 6 tháng đầu năm được biểu diễn trong biểu đồ đoạn thẳng sau:

Hãy cho biết tháng có số lượng ti vi cửa hàng bán được nhiều nhất, ít nhất?

Đáp án:

Tháng 3 có số lượng ti vi bán ra ít nhất với 50 cái

Tháng 1 có số lượng ti vi bán ra nhiều nhất với 100 cái

Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn sau cho biết tỉ số phần trăm về sở thích các môn học của học sinh lớp 7A.

Tính tỉ số phần trăm số học sinh thích học Toán, Tiếng Anh, Lịch sử và Tin học.

Đáp án:

Ta thấy số học sinh thích học Toán, Tiếng Anh, Lịch sử và Tin học bằng nhau. Vì thế số học sinh thích học Toán = số học sinh thích học Tiếng anh = số học sinh thích học Lịch sử = số học sinh thích học Tin học = 25%

Bài 5: Trong một hộp có 2 quả bóng xanh và 4 bóng đỏ có kích thước giống nhau. Quân lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có những kết quả thuận lợi nào?

Đáp án:

Các kết quả có thể xảy ra là: (2 bóng xanh); (1 bóng xanh, 1 bóng đỏ); (2 bóng đỏ)

Vậy có 3 kết quả có thể xảy ra.

Bài 6: Rút ngẫu nhiên 1 thẻ trong hộp có 15 thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; … ; 14; 15. Hai thẻ khác nhau thì ghi 2 số khác nhau. Tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 4”

Đáp án:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

A = {1; 2; 3; … ; 15}. Số phần tử của tập hợp A là 15 phần tử.

Trong các số thuộc tập hợp A, số chia hết cho 4 là: 4, 8, 12

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 4”.

Vì thế xác suất của biến cố trên là

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Bài 1: Bảng thống kê sau đây cho biết các loại máy tính cầm tay mà các bạn lớp 7C sử dụng (mỗi bạn chỉ sử dụng một loại).

STT

Loại máy tính

Số lượng học sinh sử dụng

Màu sắc

1

Vinacal 570es plus

8

Xám

2

Casio fx 570vn plus

12

Xanh

3

Vinacal 680 ex plus

9

Đen

4

Casio fx 580vnx

13

Trắng

  1. a) Hãy phân loại dữ liệu có trong bảng thống kê trên dựa trên hai tiêu chỉ định tính và định lượng;
  2. b) Tính sĩ số của lớp 7A.

Đáp án:

  1. a) Các loại máy tính (vinacal 570ex plus II, casio fx 570vn plus, vinacal 680ex plus, casio fx 580vnx) là dữ liệu định tính.

Số lượng học sinh sử dụng (8; 12; 9; 13 là dữ liệu định lượng.

Màu sắc các loại máy tính (xám, xanh, đen; trắng) là dữ liệu định tính.

  1. b) Sĩ số của lớp 7A là:

8 + 12 + 9 + 13 = 42 (học sinh).

Bài 2: Cho bảng tỉ lệ phần trăm các loại phương tiện đến trường của 50 học sinh lớp 7A1.

Xe máy

Xe đạp

Xe ô tô

Xe bus

50%

35%

5%

10%

  1. a) Học sinh lớp 7A1 đến trường bằng loại phương tiện nào nhiều nhất, ít nhất?
  2. b) Nhận xét về số học sinh đến trường bằng phương tiện xe máy so với số học sinh trường bằng các phương tiện còn lại?
  3. c) Tính số học sinh đến trường bằng phương tiện xe bus.

Đáp án:

  1. a) Học sinh lớp 7A1 đến trường bằng xe máy là nhiều nhất, đến trường bằng xe ô tô là ít nhất.
  2. b) Số học sinh đến trường bằng xe máy bằng số học sinh đến trường bằng các phương tiện xe đạp, xe ô tô, xe bus. Vì 50 % = 35% + 5% + 10%.
  3. c) Số học sinh đến trường bằng phương tiện xe bus là:

10%.50 = 5 học sinh.

Bài 3: Cho biểu đồ sau:

a, Tháng nào có nhiệt độ thấp nhất

b, Nhiệt độ trung bình các tháng tăng trong những khoảng thời gian nào?

c, Nhiệt độ trung bình các tháng giảm trong những khoảng thời gian nào?

Đáp án:

a, Tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất

b, Nhiệt độ trung bình các tháng tăng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

c, Nhiệt độ trung bình các tháng giảm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12.

Bài 4: Biểu đồ hình quạt về các kĩ năng của một số bạn học sinh cho dưới đây. Em hãy tính xem trong 60 học sinh có bao nhiêu học sinh biết chơi guitar.

Đáp án:

Tỉ số phần trăm học sinh biết chơi guitar là:

100% - 40% - 35% - 10% = 15%

Số học sinh biết chơi guitar là:

60.15% = 9 (học sinh)

Bài 5: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 2 chữ số. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 8”?

Đáp án:

Số tự nhiên gồm 2 chữ số chia hết cho 8 là: 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72, 80; 88; 96. Vậy có 11 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 8”.

Bài 6: Một hộp có 20 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 19, 20; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. Sau đó, hãy tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 7”.

Đáp án:

Trong các số 1, 2, 3,..., 19, 20, có 2 số chia hết cho 7 là: 7, 14.

Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 4” là: 7, 14 (lấy ra từ tập hợp C = {1, 2, 3, …, 19, 20}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 4” là:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Bài 1: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên nhỏ hơn 1010. Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết là số chia hết cho 9”.

Đáp án:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là {0; 1; 2; … ; 1010}

Vậy có 1010 kết quả có thể xảy ra.

Trong các số trên, số chia hết cho 7 là: 0; 9; 18; 27; … ; 1008.

Vậy số kết quả thuận lợi của biến cố “Số tự nhiên được viết là số chia hết cho 9” là:

Xác suất của biến cố trên là:

Bài 2: Cho biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dân số của Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1999 và từ năm 1999 đến năm 2019 dân số Hà Nội tăng nhanh hơn?

Đáp án:

- Từ năm 1961 đến năm 1999 dân số Hà Nội tăng: 2672122 - 91000 = 2581122 (người)

- Từ năm 1999 đến năm 2019 dân số Hà Nội tăng: 8053663 - 2672122 = 5381541 (người)

Vì thế, từ năm 1999 đến năm 2019 dân số Hà Nội tăng nhanh hơn từ năm 1961 đến năm 1999

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay