Bài tập file word Toán 9 kết nối Bài 26: Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử
Bộ câu hỏi tự luận Toán 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 26: Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 9 KNTT.
Xem: => Giáo án toán 9 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết, kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới phép thử là gì?
Câu 2: Xác xuất của biến cố liên quan đến phép thử khi các kết quả của phép thử đồng khả năng là gì? Em hãy nêu rõ.
Câu 3: Em hãy nêu cách tính xác suất của một biến cố.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Các kết quả của một phép thử sau có cùng khả năng xảy ra không? Tại sao?
a) Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất.
b) Lấy ngẫu nhiên 1 viên bị từ một hộp có 10 viên bị giống nhau được đánh số từ 1 đến 10.
c) Lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ một hộp chứa 2 tấm thẻ ghi số 5 và 5 tấm thẻ ghi số 2 và xem số của nó
Câu 2: Kết quả của mỗi phép thử sau có đồng khả năng không? Tại sao?
a) Rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 10.
b) Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh từ danh sách lớp.
c) Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bị từ một hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bị đỏ và 8 viên bị trắng rồi quan sát màu của nó, biết rằng các viên bị có cùng kích thước và khối lượng.
Câu 3: Đội văn nghệ của lớp 9A có 3 bạn nam và 3 bạn nữ. Cô giáo phụ trách đội chọn ngẫu nhiên hai bạn để hát song ca. Xét biến cố sau: “Trong hai bạn được chọn ra, có một bạn nam và một bạn nữ”. Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố ngẫu nhiên nói trên?
Câu 4: Một hộp có 6 viên bi giống nhau về kích thước và khối lượng, trong đó có 2 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, và 1 viên bi vàng. Một viên bi được chọn ngẫu nhiên. Hãy tính xác suất xảy ra các biến cố sau:
a) Chọn được viên bi màu xanh.
b) Chọn được viên bi không phải màu đỏ.
Câu 5: Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Ngân viết lên các viên bị đó các số 1, 2, 3, ..., 20; hai viên bị khác nhau thì viết hai số khác nhau. Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bị trong hộp”.
a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bị được lấy ra.
b) Viết không gian mẫu phép thử đó.
c) Tính xác suất biến cố: “Số xuất hiện trên viên bị được lấy ra chia 7 dư 1”.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Chọn ngẫu nhiên một học sinh từ một khối gồm:
Lớp 9A: 30 học sinh,
Lớp 9B: 28 học sinh,
Lớp 9C: 32 học sinh,
Lớp 9D: 25 học sinh.
a) Tính xác suất học sinh được chọn đến từ lớp 9A.
b) Tính xác suất học sinh được chọn không thuộc lớp 9C.
Câu 2: Một hộp chứa 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 4; 7; 9. Bạn Khuê và bạn Hương lần lượt mỗi người lấy ra 1 tấm thẻ từ hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;
B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”;
C: “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương”.
Câu 3: Bạn Hoàng lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ một túi đựng hai quả cầu gồm một quả màu đen và một quả màu trắng, có cùng khối lượng và kích thước. Bạn Hải rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ một hộp đựng 3 tấm thẻ A, B, C.
a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
b) Xét các biến cố sau:
E: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu đen”
F: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu trắng và bạn Hải không rút được tấm thẻ A”.
Hãy mô tả các kết quả thuận lợi cho hai biến cố E và F.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Bạn Trung tung một đồng xu cân đối và đồng chất. So sánh khả năng xảy ra của các biến cố sau:
A: “An gieo được mặt có chẵn chấm”;
B: “An gieo được mặt có 2 chấm”;
C: “Trung tung được mặt sấp”.
Câu 2: Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét hai biến cố sau:
A: “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”;
B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 8”.
Biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?
=> Giáo án Toán 9 Kết nối bài 26: Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử