Câu hỏi tự luận Công dân 7 kết nối Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4+5+6

GIỮ CHỮ TÍN – BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ - ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

Câu 1: Giữ chữ tín là gì?

Trả lời:

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin, nhân phẩm đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau.

Câu 2: Nêu biểu hiện của việc giữ chữ tín.

Trả lời:

Người biết giữ chữ tín có biểu hiện:

- Biết trân trọng lời hứa, đúng hẹn.

- Nói đi đôi với làm.

- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

- Biết thực hiện những lời đã hứa.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

Trả lời:

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tín nhiệm, yêu quý, trân trọng.

Câu 4: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện việc giữ chữ tín.

Trả lời:

Hứa hươu, hứa vượn.

Rao ngọc, bán đá.

Quân tử nhất ngôn.

Chữ tín còn quý hơn vàng.

Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

Câu 5: Câu tục ngữ "Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang" khuyên chúng ta điều gì?

Trả lời:

Sự giả dối luôn mang lại những tổn hại to lớn đối với cuộc sống. Một khi niềm tin vơi cạn thì mọi lời nói hay, mọi hành động tốt đẹp cũng trở thành vô nghĩa. Người xưa rất coi trọng chữ tín trong đời sống của mình. Nó được xem là một trong năm đức tình (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) cần có ở mỗi con người.

Câu 6: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.

  2. b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.

  3. c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.

  4. d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

  5. e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Trả lời:

Ý kiến a: Em đồng tình vì chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

Ý kiến b: Em đồng tình vì muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.

Ý kiến c: Em đồng tình vì giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.

Ý kiến d: Em không đồng tình vì bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ con đều phải giữ chữ tín.Nếu một đứa trẻ thường xuyên hứa nhưng không thực hiện được sẽ làm mất niềm tin của mọi người xung quanh.

Ý kiến e: Em đồng tình vì người thất tín sẽ không ai tin chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.

Câu 7: Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bích là người không giữ chữ tín vì đã hứa trước cả lớp là sẽ không vi phạm nữa nhưng sau đó lại không giữ được lời hứa, vẫn liên tiếp đi học muộn.

Câu 8: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Hành động của B cho thấy B là người như thế nào?

Trả lời:

Hành động của B cho thấy B là người không giữ chữ tín. Bởi vì, B tuy đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm việc mình nói chuyện nhưng trên thực tế giờ học nào B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài.

Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

  1. a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.

  2. b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.

  3. c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả

  4. d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.

Trả lời:

- Trường hợp b và d: V và bà X đều là những người biết giữ chữ tín

  • Ý b, vì V giữ đúng lời hứa của mình. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng vẫn giúp đỡ D môn Tiếng Anh.

  • Ý d, vì bà X là người thống nhất giữa lời nói và việc làm. Cho dù lợi nhuận thấp, bà vẫn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân để mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch

- Trường hợp c: H, T là những người không giữ chữ tín.

  • Ý a, vì H vì đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với P.

  • Ý c, vì T trả đồ không đúng hẹn. Nếu T chưa đọc xong thì cần xin phép C nếu bạn đồng ý mới được giữ lại quyển truyện đó.

Câu 10: Thế nào là bảo tồn di sản văn hóa?

Trả lời:

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 11: Di sản văn hóa bao gồm mấy loại? Lấy ví dụ về từng loại.

Trả lời:

- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,…

+ Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,…

Câu 12: Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

- Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta.

- Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau.

Câu 13: Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?

Trả lời:

Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 14: Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

Trả lời:

- Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân Quảng Nam.

- Bảo tồn và phát huy di sản phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành du lịch, vừa phát huy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Câu 15: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là Q em vẫn sẽ đi báo công an về hành vi ấy, và nói vơi H rằng: việc trọm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

Câu 16: Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương, chủ thể nào có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

Trả lời:

Trong trường hợp này, biểu hiện của anh T và chị P thể hiện là người có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 17: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm của bạn Dung bởi vì du khách có đi thì cũng chỉ đi tham quan một vài lần cho biết chứ không ai năm nào cũng đi mỗi Hạ Long cả. Có thể nhiều người khắc để khi mình quay lại còn nhớ, vậy mình không quay lại thì khắc làm gì trong khi người khác chả biết mình là ai. Hơn nữa ai cũng khắc như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. Do đó, hãy để Hạ Long được đẹp tự nhiên như những gì vốn có của nó, thêm một chữ ký một khắc tên chỉ làm xấu đi Hạ Long chứ không phải tôn vinh Hạ Long thêm đẹp được đâu.

Câu 18: Thế nào là tâm lý căng thẳng?

Trả lời:

Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).

Câu 19: Nêu những biểu hiện căng thẳng.

Trả lời:

- Biểu hiện khi căng thẳng:

+ Cơ thể mệt mỏi;

+ Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;

+ Hay lo lắng, buồn bực;

+ Dễ cáu gắt, tức giận;

+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

Câu 20: Hãy nêu một số tình huống căng thẳng thường gặp.

Trả lời:

- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:

+ Kết quả học tập, thi cử không mong muốn;

+ Bị bạn bè xa lánh;

+ Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;

+ Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;....

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay