Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 8: Quản lý tiền
Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Quản lý tiền. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN (16 CÂU)1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)
Câu 1/Bài 8: Thế nào là quản lý tiền? Thế nào là quản lý tiền hiệu quả?
Trả lời:
- Quản lí tiền là cách kiểm soát tiền, quản lí việc sử dụng tiền sao cho hợp lí nhất.
- Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.
Câu 2/Bài 8: Ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả là gì?
Trả lời:
- Quản kí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
- Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí.
Câu 3 /Bài 8: Hãy nêu một số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả.
Trả lời:
Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.
- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
Câu 4 /Bài 8: Hãy nêu một số cách tạo nguồn thu nhập cá nhân.
Trả lời:
Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và xã hội. Ví dụ, học sinh chúng ta có thể tạo nguồn thu nhập cá nhân bằng việc tự sáng tạo, tái chế những chai lọ, vật phẩm nhựa thành những đồ dùng sáng tạo, đẹp mắt và hữu dụng, có thể thu gom những sách vở, báo không dùng đến để bán giấy vụn,…
Câu 5 /Bài 8: Nêu lợi ích của việc biết tiết kiệm tiền.
Trả lời:
Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng, hơn nữa có thể giúp ta mua được một số món quà tặng người thân, bạn bè.
Câu 6 /Bài 8: Nếu không biết tiết kiệm tiền thì hậu quả sẽ như nào?
Trả lời:
Nếu không biết cách tiết kiệm tiền, hậu quả có thể là căng thẳng tài chính, khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tài chính, và có khả năng tích tụ nợ.
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Câu 7 /Bài 8: Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?
Trả lời:
Bản thân em đã có các khoản thu là:
- Tiền lì xì ngày tết.
- Tiền thưởng từ nhà trường.
- Tiền bố mẹ cho.
- Tiền thu gom bán giấy vụn.
Các khoản tiền đó chủ yếu đến từ người lớn cho hoặc có thành tích nhà trường khen thưởng.
Câu 8/Bài 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Quản lý tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.
B, Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chỉ tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân.
- Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thi tốt hơn.
- Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.
- Học sinh không cần quản lý tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con minh sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến: B, D.
Vì những ý kiến này đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.
- Em không đồng tình với ý kiến: A, C, E.
Vì những ý kiến này không đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.
Câu 9 /Bài 8: Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Trả lời:
- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.
- Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức là chi tiêu có kế hoạch; việc gì cần dùng đền tiền ngay, việc gì chưa cần thiết, phải mua thứ gì và muốn mua thứ gì, và đặc biệt luôn có một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.
Câu 10 /Bài 8: Kể tên các đồ là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?
Trả lời:
-Những sản phẩm em mong muốn là ván trượt, điện thoại, pizza, máy ảnh.
- Những thứ em rất cần là sách vở, balo, bánh mì, áo, giày dép, vợt cầu lông.
- Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn em sẽ chọn những sản phẩm em rất cần. Vì đó là những sản phẩm thiết yếu trong quá trình học tập và sinh hoạt của em.
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Câu 11 /Bài 8: Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có em thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
Trả lời:
Em đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền từ năm ngoái bằng cách bỏ tiền vào lợn đất của mình. Thói quen đó vẫn đang được duy trì cho tới hiện tại. Em thường cố gắng gom lại những đồng tiền lẻ sau khi đi chợ hoặc mua đồ hoặc số tiền tiêu vặt bố mẹ cho nhét bỏ lợn. Số tiền lẻ đó tuy nhỏ nhưng sau một thời gian tăng lên đáng kể. Có khi , em nghĩ đến việc lấy lại số tiền đã nhét vào lợn ra tiêu tạm, thế nên em thường giấu con heo đất ở trong phòng hay ở nơi nào mà tôi ít nhìn thấy nó nhất trong ngày.
Câu 12 /Bài 8: Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...trong cuộc sống.
Trả lời:
Vì thức ăn, điện, nước chúng ta đều phải chi trả bằng tiền, vì vậy sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền.
- Ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước:
+ Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác.
+ Thức ăn, điện, nước,... là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới không có thức ăn để ăn, không có điện và nước sạch để sử dụng, vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này.
Câu 13/Bài 8: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?
- Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.
- Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
- Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.
- Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.
Trả lời:
- Việc làm của bạn K thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền dùng để mua đồ dùng học tập, không những thế còn góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế được rác thải.
- Đây không phải hành động quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì việc nhịn ăn sáng vô cùng có hại đối với cơ thể con người, nhịn ăn sáng trong thời gian dài gây ra rất nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa và bệnh tật. Khi đó, số tiền mà bạn H tiết kiệm từ việc nhịn ăn sáng sẽ không thể bù lại được số tiền dùng để chữa bệnh về sau.
- Việc làm của bạn M thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì điện, nước dùng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền, vì vậy tiết kiệm điện, nước cũng chính là tiết kiệm tiền.
- Bạn X không biết cách quản lí tiền hiệu quả. Bởi nếu có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, thì đến lúc có những sự cố bất ngờ xảy ra, bạn X sẽ không có tiền để chi trả.
- Việc làm của bạn D thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì dành một khoản để tiết kiệm thay vì tiêu hết chính là một biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả.
Câu 14/Bài 8: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.
Trả lời:
Một số cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:
- Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông để bán
- Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế
- Bán những sản phẩm tự làm được trong khả năng: vẽ tranh, làm bánh,...
- Phụ giúp cha mẹ việc nhà và chịu khó học tập để được nhận thưởng
4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)
Câu 15/Bài 8: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lý và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình.
Trả lời:
Khoản chi tiêu | Mức tiền (vn đồng) |
Mua đồ dùng học tập | 100 000 |
Tiết kiệm | 300 000 |
Tiền ăn sáng (1 tháng) | 200 000 |
Ủng hộ quỹ từ thiện | 50 000 |
Mua giày | 200 000 |
Chi phí phát sinh | 150 000 |
Câu 16/Bài 8: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của minh.
- a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?
- b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
Trả lời:
- a) Việc làm của H đã thể hiện bạn là người không biết cách quản lí tiền bạc và chi tiêu hiệu quả. Việc H dùng hết tiền để mua một món đồ chơi khi chưa lên kế hoạch kĩ lưỡng là vô cùng phí phạm. Hơn nữa vì vậy mà H không còn tiền để mua chiếc máy tính cầm tay phục vụ cho việc học tập nữa.
- b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H rằng hãy cố gắng tập quản lí chi tiêu, không nên chi tiêu theo cảm tính thích gì mua đó, tập cách cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ gì đó xem đó có phải là thứ thực sự cần thiết không, có ý nghĩa lâu dài hay k và nên duy trì cho bản thân một khoản tiền tiết kiệm. Bởi vì quản lí chi tiêu hiệu quả sẽ giúp H không rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức, luôn ở trong trạng thái chủ động và có thể mua được những thứ cần thiết phục vụ cho cuộc sống.
=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 8: Quản lí tiền