Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 4: Giữ gìn chữ tín

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Giữ gìn chữ tín. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 4: GIỮ GÌN CHỮ TÍN (17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 4: Giữ chữ tín là gì?

Trả lời:

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin, nhân phẩm đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau.

Câu 2/Bài 4: Nêu biểu hiện của việc giữ chữ tín.

Trả lời:

Người biết giữ chữ tín có biểu hiện:

- Biết trân trọng lời hứa, đúng hẹn.

- Nói đi đôi với làm.

- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

- Biết thực hiện những lời đã hứa.

Câu 3 /Bài 4: Trình bày ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

Trả lời:

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tín nhiệm, yêu quý, trân trọng.

Câu 4 /Bài 4: Nêu những biểu hiện của việc không giữ chữ tín.

Trả lời:

- Một số biểu hiện của không giữ chữ tín

+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân

+ Hứa nhưng không thực hiện

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm

+ Không tuân thủ quy định.

Câu 5 /Bài 4: Hậu quả của việc không giữ chữ tín là gì?

Trả lời:

Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác.

Câu 6 /Bài 4: Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

Trả lời:

Chúng ta cần giữ chữ tín để nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, hợp tác dễ thành công hơn trong cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 4: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện việc giữ chữ tín.

Trả lời:

Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín:

  • Hứa hươu, hứa vượn.
  • Rao ngọc, bán đá.
  • Quân tử nhất ngôn.
  • Chữ tín còn quý hơn vàng.
  • Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
  • Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

Câu 8/Bài 4: Câu tục ngữ "Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang" khuyên chúng ta điều gì?

Trả lời:

Sự giả dối luôn mang lại những tổn hại to lớn đối với cuộc sống. Một khi niềm tin vơi cạn thì mọi lời nói hay, mọi hành động tốt đẹp cũng trở thành vô nghĩa. Người xưa rất coi trọng chữ tín trong đời sống của mình. Nó được xem là một trong năm đức tình (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) cần có ở mỗi con người.

Câu 9 /Bài 4: Có ý kiến cho rằng : Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Trả lời:

Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Song, giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người...) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh. Vậy nên, khi giữ lời hứa rồi thì phải có quyết tâm, ý chí để đảm bảo tốt lời hứa của mình. 

 

Câu 10 /Bài 4: A đến nhà B giảng lại bài cho B hiểu nhưng vì mẹ A đột nhiên bị ốm nên A không đến được. Theo em, A như vậy có phải là không giữ chữ tín không? Vì sao?

Trả lời:

Trong tình huống này A là người giữ chữ tín vì A đã giữ lời hứa là đến nhà B để giảng lại bài,nhưng vì mẹ A bị sốt và bạn phải chăm sóc mẹ bạn, chứ không phải bạn không muốn đến nhà B.

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 11 /Bài 4: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.
  2. b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.
  3. c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.
  4. d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.
  5. e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Trả lời:

Ý kiến a: Em đồng tình vì chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

Ý kiến b: Em đồng tình vì muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.

Ý kiến c: Em đồng tình vì giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.

Ý kiến d: Em không đồng tình vì bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ con đều phải giữ chữ tín.Nếu một đứa trẻ thường xuyên hứa nhưng không thực hiện được sẽ làm mất niềm tin của mọi người xung quanh.

Ý kiến e: Em đồng tình vì người thất tín sẽ không ai tin chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.

Câu 12 /Bài 4: Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bích là người không giữ chữ tín vì đã hứa trước cả lớp là sẽ không vi phạm nữa nhưng sau đó lại không giữ được lời hứa, vẫn liên tiếp đi học muộn.

Câu 13/Bài 4: Bà Thanh mở cửa hàng bán rau sạch nhà trồng, dù lãi ít nhưng bà vẫn thấy vui vì có thể cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần cô Cúc ngỏ lời bảo bà Thanh nhập thêm rau quả phun thuốc về cho rẻ, để lâu cũng không bị héo và thu lợi nhuận cao hơn nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Trong trường hợp này cho thấy bà Thanh là người như thế nào?

Trả lời:

Bà Thanh là người biết giữ chữ tín vì bà Thanh nhất quyết từ chối nhập thêm rau, quả phun thuốc bảo quản mặc dù nó cho lợi nhuận cao hơn. Bà vẫn chỉ muốn bán rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho những người mua hàng.

Câu 14/Bài 4: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

Trả lời:

Hành vi mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao của bà A là hành vi không giữ chữ tín. 

4. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 15/Bài 4: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Hành động của B cho thấy B là người như thế nào?

Trả lời:

Hành động của B cho thấy B là người không giữ chữ tín. Bởi vì, B tuy đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm việc mình nói chuyện nhưng trên thực tế giờ học nào B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài.

Câu 16/Bài 4: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

  1. a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
  2. b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.
  3. c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả
  4. d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.

Trả lời:

- Trường hợp b và d: V và bà X đều là những người biết giữ chữ tín

  • Ý b, vì V giữ đúng lời hứa của mình. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng vẫn giúp đỡ D môn Tiếng Anh.
  • Ý d, vì bà X là người thống nhất giữa lời nói và việc làm. Cho dù lợi nhuận thấp, bà vẫn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân để mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch

- Trường hợp c: H, T là những người không giữ chữ tín.

  • Ý a, vì H vì đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với P.
  • Ý c, vì T trả đồ không đúng hẹn. Nếu T chưa đọc xong thì cần xin phép C nếu bạn đồng ý mới được giữ lại quyển truyện đó.

 

Câu 17/Bài 4: Đọc tình huống sau và đưa ra lời khuyên: “Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M đã cố gắng học và đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M”.

Trả lời:

- M là một bạn biết giữ chữ tín khi cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân để đạt danh hiệu Học sinh giỏi.

- Nếu là M em sẽ thông cảm với bố mẹ. Em sẽ xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn như một quyển sách hoặc một hộp màu thay cho để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

 

=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 4 : giữ chữ tín

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay