Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG (17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 1: Thế nào là tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự hào, tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2/Bài 1: Em hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của nước ta.

Trả lời:

Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,…

Câu 3 /Bài 1: Nêu ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Trả lời:

Tự hào về truyền thống quê hương giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp về quê hương mình tới bạn bè khắp nơi.

Câu 4 /Bài 1: Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Trả lời:

+ Tham gia vào các hoạt động đền ơn – đáp nghĩa

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền

+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

+ …

Câu 5 /Bài 1: Em hãy nêu một vài biểu hiện chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Trả lời:

- Biểu hiện chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:

+ Phân biệt, kì thị vùng miền.

+ Thiếu tôn trọng đối với những người có công với quê hương.

+ Từ chối tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

+ …

Câu 6 /Bài 1: Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xoá bỏ? Vì sao?

Trả lời:

- Ở quê hương em, tục lệ cần khắc phục là: tổ chức ăn uống linh đình trong các dịp ma chay, cưới hỏi. Vì: tục lệ này gây ra sự tốn kém, lãng phí không cần thiết.

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 1: Em hãy nêu biểu hiện của truyền thống yêu nước và giá trị của truyền thống yêu nước.

Trả lời:

Biểu hiện: truyền thống yêu nước được hình thành và bồi đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước.

Gía trị của truyền thống yêu nước: là nền tảng để xây dựng và bảo vệ đất nước; góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân; yêu nước cũng là cơ sở và biểu hiện của các truyền thống: đoàn kết; dũng cảm, bất khuất; cần cù lao động; tự lực tự cường,… cùng nhiều truyền thống tốt đẹp khác của nhân dân Việt Nam.

Câu 8 /Bài 1: Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

- Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương, em cần:

+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm thiếu trách nhiệm, đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương

+ Tích cực tìm hiểu, bảo vệ và phát hut những giá trị tốt đẹp từ truyền thống

+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về những truyền thống tốt đẹp của quê hương…

Câu 9 /Bài 1: Em hãy giới thiệu về 1 truyền thống tự hào của quê hương em.

Trả lời:

- Giới thiệu về những truyền thống đó:

+ Cần cù lao động:

 Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người quê em.

Truyyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống, phát triển xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người quê em tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây.

Câu 10 /Bài : Em hãy kể tên những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.

Trả lời:

- Những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam: đoàn kết; dũng cảm; bất khuất, kiên cường; cần cù và sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo; hiếu thảo; uống nước nhớ nguồn,...

- Giá trị của các truyền thống dân tộc:

+ Truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người.

+ Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)

Câu 11/Bài 1: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Vì vậy, giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì: mỗi địa phương, vùng miền trong cả nước đều có những truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Việc chúng ta tiếp thu, học hỏi những truyền thống tốt đẹp của địa phương khác sẽ góp phần giúp:

+ Mỗi người dân thay đổi nhận thức về sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam; hiểu và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.

+ Mỗi người dân có thể tự nhận thức và hành động để khắc phục những mặt còn yếu kém, hạn chế của địa phương.

+ …

Câu 12/Bài 1: Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng” và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.

Trả lời:

Suy nghĩ của anh S vẫn chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với truyền thống sẵn sàng khi Tổ quốc cần, vẫn còn e ngại và lo sợ trước những khó khăn, thử thách khi được gọi nhập ngũ.

Câu 13/Bài 1: Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)

Trả lời:

- Tình yêu quê hương là thứ tình cảm thiêng liêng mà chúng ta nên trân trọng. Nếu một con người không nhớ về nguồn cội và không biết ơn quê hương thì người đó sẽ không thể trưởng thành.

- Tình yêu quê hương không chỉ thể hiện ở nỗi nhớ mà còn thể hiện ở chính trách nhiệm bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 14/Bài 1: Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn, phát huy những truyền thống đó theo gợi ý dưới đây:

Tên truyền thống

Những việc cần làm

Trả lời:

Tên truyền thống

Những việc cần làm

Hiếu học

- Chăm chỉ học tập.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Yêu thương con người

- Tích cực giúp đỡ những người xung quanh mình khi họ gặp khó khăn.

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong khả năng của bản thân.

- Tuyên truyền, vận động mọi… người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Cần cù lao động

- Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.

- Tích cực rèn luyện sức khỏe.

Câu 15/Bài 1: Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

Trả lời:

Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi dùng tiền để hối lộ anh M, với hi vọng anh M loại tên con trai mình (anh Q) ra khỏi danh sách nhập ngũ.

4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 16/Bài 1:  Em tán thành hay không tán thành những quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.
  2. b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
  3. c) Những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Trả lời:

- Em tán thành với ý kiến a). Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể…đã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.

- Em không tán thành với ý kiến b). Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Em tán thành với ý kiến c), vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Câu 17/Bài 1: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Năm 2020, đại dịch Covid-19 ập đến nước ta. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mỗi người tuỳ khả năng của mình, góp tiền, hiện vật, giúp sức, củng chung tay chống dịch. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh với quyết tâm từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Khó khăn do dịch bệnh Covid-19 chưa qua, thiên tai bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Với truyền thống tương thân, tương ái, những món quà nghĩa tình từ đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước được trao tới người dân vùng lũ. Đằng sau những con số về vật chất là tinh thần dân tộc, là tình cảm của con người Việt Nam luôn sẵn sàng đùm bọc, yêu thương nhau trong hoạn nạn.

Theo em những thông tin trên đã nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?

Trả lời:

* Thông tin trên đã nói về những truyền thống tốt đẹp là:

- Đoàn kết.

- Yêu thương con người, tương thân tương ái.

* Những truyền thống đó mang lại ý nghĩa là:

Truyền thống đoàn kết và yêu thương con người, tương thân tương ái đã giúp dân tộc ta một lòng cùng Đảng và Nhà nước vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid hoành hành và thiên tai bão lũ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay