Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.

BÀI 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 10: Gia đình là gì?

Trả lời:

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu 2/Bài 10: Nêu vai trò của gia đình.

Trả lời:

Gia đình có vai trò:

- Duy trì nòi giống, kinh tế

- Tổ chức đời sống gia đình

- Nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu

- Góp phần phát triển xã hội

- Là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp khó khăn.

Câu 3 /Bài 10: Em hãy nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Trả lời:

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;…

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức;…

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;…

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,…

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự không có người nuôi dưỡng,…

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại,…

Câu 4 /Bài 10: Anh, chị, em trong gia đình có bổn phận với nhau như thế nào?

Trả lời:

Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

Câu 5 /Bài 10: Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ, ông bà?

Trả lời:

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Câu 6 /Bài 10: Pháp luật quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu ?

Trả lời:

“Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu”

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 10: Tại sao pháp luật nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

Trả lời:

Để mỗi thành viên thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình.

Hạn chế được các tệ nạn xã hội do bố mẹ bỏ bê, ít quan tâm…

Câu 8/Bài 10: Em nên làm những việc gì để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình?

Trả lời:

Những việc làm để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình:

+ Nghe lời ông bà, cha mẹ

+ Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà

+ Chăm sóc người thân khi họ bị ốm

+ Thường xuyên thăm hỏi, động viên ông bà.

+ Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người thân.

Câu 9 /Bài 10: Hãy kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình em.

Trả lời:

- Mỗi khi trời trở gió, em thường hỏi han về tình hình sức khỏe của bà.

- Trong mỗi bữa cơm, mọi người hay hỏi về ngày hôm nay của các thành viên diễn ra như thế nào?

- Khi anh trai chuẩn bị chọn trường đại học, bố mẹ hỏi nguyện vọng của anh muốn thi vào trường nào và động viên anh cố gắng học tập thật tốt.

- Khi em bị ốm, mẹ nấu cháo và cho em uống thuốc.

 

Câu 10 /Bài 10:  Em hãy tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình.

Trả lời:

- Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi.

Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập…

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 11 /Bài 10: Hân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó như nhiều gia đình nông dân khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong gia đình Hân, bà nội thường xuyên đau yếu từ mấy năm nay nên bố mẹ Hân phải vất vả kiếm sống để nuôi chị em Hân và chăm sóc bà nội. Thương bà, Hân tự nguyện vừa đi học vừa chăm sóc bà thay bố mẹ.

Thấy Hân chăm sóc bà, có bạn nói : “Việc làm này của Hân là biểu hiện của đạo đức, không phải là biểu hiện về nghĩa vụ của công dân trong gia đình”. Theo em, ý kiến của bạn nêu trên là đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Trả lời:

Ý kiến của bạn trên là sai. Bởi vì, con cháu có nghĩa vụ và bổn phận khi ông bà đau yếu, có thể thực hiện trách nhiệm thay hoặc cùng với bố mẹ.

Câu 12 /Bài 10: Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về bổn phận của các thành viên trong gia đình đối với nhau.

Trả lời:

  • Môi hở răng lạnh;
  • Cá kg ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư;
  • Con không cha như nhà không nóc;
  • Quyền huynh thế phụ;
  • Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Câu 13/Bài 10: Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thầy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.

  1. a) Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn? 
  2. b) Em có đồng tình với với ý kiến của Phủ không? Vì sao? 

Trả lời:

- Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của bạn Sơn cho thấy bạn là một người con ngoan, luôn yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với bố mẹ. Bạn Sơn đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái với bố mẹ

- Yêu cầu b) Em không đồng ý với Phú, vì: học sinh, bên cạnh việc chú tâm vào học cũng cần quan tâm, yêu thương và giúp đỡ bố mẹ.

 

Câu 14/Bài 10: Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì:

+ Người lớn trong gia đình tuy từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào lời khuyên của người lớn cũng phù hợp.

+ Đối với các vấn đề trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau. Do đó, con cháu nên lấy lời khuyên của ông bà, cha mẹ làm ý kiến để tham khảo; nhưng cũng cần có chính kiến riêng của mình.

4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 15/Bài 10: Được bố mẹ nuông chiều từ bé, càng ngày Chiến càng hư. Chiến học kém, hay trốn học, lại hay la cà ngồi ở quán nước, phì phèo hút thuốc theo mấy đứa trẻ hư khác. Có người hỏi tại sao hố mẹ Chiến lại chiều con quá như vậy thì bố Chiến phản bác lại rằng cha mẹ không có lỗi gì trong việc Chiến trở thành một đứa trẻ hư, mà đó là tại xã hội có nhiều tệ nạn.

Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý vì bố bạn Chiến hoàn toàn sai. Vì không những không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái mà còn đổ lỗi cho xã hội.

Câu 16/Bài 10: Gia đình ông bà Huyên có hai người con, một trai một gái. Ông Huyên thường chiều chuộng cô con gái hơn người anh của cô. Thấy vậy, cậu anh trai có vẻ phản đối và cho rằng bố không công bằng. Ông Huyên thì cho rằng, mình là bố nên có quyền quý đứa này hơn đứa kia, thậm chí có thể phân biệt đối xử giữa các con của mình.

a/ Cách xử sự của ông Huyên có đúng với quy định của pháp luật không ? Vì sao ?

b/ Nếu ở vào trường hợp bị phân biệt đối xử giữa anh chị em trong gia đình, em sẽ xử sự thế nào ?

Trả lời:

a/ Cách cư xử của ông Huyên không đúng pháp luật. Bởi vì, theo quy định con cái phải được tôn trọng, đối xử công bằng.

b/ Em sẽ giải thích cho bố hiểu về hành vi vi phạm của mình, nhưng cũng không đố kị và giận bố.

 

Câu 17/Bài 10: Đến kì nghỉ hè, Thảo nói với bố mẹ tổ chức để cả nhà đi nghỉ mát ở Đà Lạt, đồng thời cũng động viên chị em Thảo là học sinh giỏi của năm học này. Nhưng bố Thảo không đồng ý, vì đi nghỉ ở Đà Lạt tốn kém lắm, bố mẹ chưa có đủ khả năng để lo liệu. Nghe vậy, Thảo giận bố và cho rằng bố không tôn trọng ý kiến của con.

a, Theo em, suy nghĩ của Thảo như vậy có đúng không ? Vì sao ?

b, Trong trường họp này, Thảo nên ứng xử thế nào ?

Trả lời:

a Theo em, Thảo suy nghĩ như vậy là chưa đúng. Dù cho Thảo cũng được nêu ý kiến, nhưng Thảo không tôn trọng hoàn cảnh gia đình.

b Thảo nên tự hứa sẽ học tốt hơn làm món quà cho bố mẹ, cố gắng giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay