Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA (17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 5: Thế nào là bảo tồn di sản văn hóa?

Trả lời:

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 2/Bài 5: Di sản văn hóa bao gồm mấy loại? Lấy ví dụ về từng loại.

Trả lời:

- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,…

+ Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,…

Câu 3 /Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

- Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta.

- Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau.

Câu 4 /Bài 5: Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ  và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

  • Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
  • Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa  có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Câu 5 /Bài 5: Những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời:

Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

  • Không đập phá di sản văn hóa
  • giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa
  • Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

Câu 6 /Bài 5: Những hành vi thể hiện việc không bảo tồn di sản văn hóa

Trả lời:

Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

  • Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ
  • Vứt rác bữa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 5: Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?

Trả lời:

Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 8/Bài 5: Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

Trả lời:

Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân Quảng Nam. 

- Bảo tồn và phát huy di sản phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành du lịch, vừa phát huy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Câu 9 /Bài 5: Em có đồng ý với quan điểm sau không; “Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa

Trả lời:

- Không đồng tình với ý kiến vì: ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận còn có những danh lam thắng cảnh, lễ hội, … chưa được công nhận tại các địa phương những vẫn được gọi là di sản văn hóa, như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Đền Trần (Thái Bình), Hồ Ba Bể, dân ca Sán Chi (Bắc Giang), …

 

Câu 10 /Bài 5: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  2. b) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.
  3. c) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  4. d) Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến a). Vì: Di sản văn hóa bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể => chúng ta cần bảo về, gìn giữ và phát huy cả 2 loại di sản văn hóa trên.

- Không đồng tình với ý kiến b). Vì: mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa bằng cách ngăn chặn hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Đồng tình với ý kiến c). Vì: việc bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới.

- Không đồng tình với ý kiến d). Vì: bất cứ di sản văn hóa nào cũng cần được bảo vệ, giữ gìn để góp phần tạo lên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 11 /Bài 5: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là Q em vẫn sẽ đi báo công an về hành vi ấy, và nói vơi H rằng: việc trọm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

Câu 12 /Bài 5: Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương, chủ thể nào có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

Trả lời:

Trong trường hợp này, biểu hiện của anh T và chị P thể hiện là người có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 13/Bài 5: Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

Trả lời:

- Em sẽ khuyên bố nên thông báo cho chính quyền và mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

- Vì đây là một cổ vật có giá trị, là tài sản quốc gia, có thể được đánh giá là di sản văn hóa. Chúng ta nên bảo vệ di sản văn hóa. Nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 14/Bài 5: Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mĩ quan.

Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.

  1. a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
  2. b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?

Trả lời:

- Em không đồng ý với những việc làm trên.

- Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mĩ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa.

 

- Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,...

4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 15/Bài 5: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm của bạn Dung bởi vì du khách có đi thì cũng chi đi tham quan một vài lần cho biết chứ không ai năm nào cũng đi mỗi Hạ Long cả. Có thể nhiều người khắc để khi mình quay lại còn nhớ, vậy mình không quay lại thì khắc làm gì trong khi người khác chả biết mình là ai. Hơn nữa ai cũng khắc như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. Do đó, hãy để Hạ Long được đẹp tự nhiên như những gì vốn có của nó, thêm một chữ kí một khắc tên chỉ làm xấu đi Hạ Long chứ không phải tôn vinh Hạ Long thêm đẹp được đâu.

Câu 16/Bài 5: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo gợi ý sau:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

 

 

Trả lời:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

Nghề

truyền thống

nặn tò he

- Vận động mọi người tham gia CLB nặn tò he của địa phương, để được các nghệ nhân truyền dạy kĩ thuật, kinh nghiệm, …

- Học tập, đổi mới các hình tượng tò he cho phù hợp với thị hiếu hiện tại của người tiêu dùng.

- Lập 1 Fanpage trên mạng xã hội Facebook để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật nặn tò he tới mọi người.

 

Câu 17/Bài 5: Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Trả lời:

- Địa phương nơi em sinh sống là Hà Nội. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa, tiêu biểu là:

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Chùa Một Cột

+ Cột cờ Hà Nội

+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám,

+ Đền Quán Thánh, …

- Để bảo vệ các di sản văn hóa đó, em đã làm:

+ Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa.

+ Không vứt rác bừa bãi khi tham quan các di sản văn hóa.

+ Tham gia làm tình nguyện quét dọn trong chùa.

+ Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di sản văn hóa.

 

=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 5 : Bảo tồn di sản văn hóa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay