Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng
Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 6: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG (16 CÂU)1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)
Câu 1/Bài 6: Thế nào là tâm lý căng thẳng?
Trả lời:
Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).
Câu 2/Bài 6: Nêu những biểu hiện căng thẳng.
Trả lời:
- Biểu hiện khi căng thẳng:
+ Cơ thể mệt mỏi;
+ Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;
+ Hay lo lắng, buồn bực;
+ Dễ cáu gắt, tức giận;
+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...
Câu 3 /Bài 6: Hãy nêu một sô tình huống căng thẳng thường gặp.
Trả lời:
- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:
+ Kết quả học tập, thi cử không mong muốn;
+ Bị bạn bè xa lánh;
+ Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;
+ Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;....
Câu 4 /Bài 6: Nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng.
Trả lời:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;
+ Ssự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;
+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cô trong đời sống;...
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối
+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;
+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...
Câu 5 /Bài 6: Những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra.
Trả lời:
- Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng cảu con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.
Câu 6 /Bài 6: Trình bày các biện pháp ứng phó căng thẳng.
Trả lời:
- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…
- Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
- Suy nghĩ tích cực.
- Viết nhật kí.
- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.
- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Câu 7 /Bài 6: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì?
Trả lời:
Khi căng thẳng chúng ta không nên tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai là việc chúng ta không nên làm khi rơi vào trạng thái căng thẳng.
Câu 8/Bài 6: Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể.
Trả lời:
- Một số tình huống gây căng thẳng:
+ Đặt mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân: Năng lực của bản thân có hạn nhưng đặt mục tiêu quá cao khiến cho bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Kết quả học tập không như mong muốn: Khi đạt mục tiêu về điểm số nhưng không đạt được sẽ tạo cảm giác buồn chán.
=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.
+ Ốm đau, bệnh tật,...: gây ra những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi về thể chất.
=> Tình huống căng thẳng về thể chất.
Câu 9 /Bài 6: Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong học tập?
Trả lời:
Lời khuyên cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng:
- Thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu mong muốn và suy nghĩ của bản thân.
- Dành thời gian học tập phù hợp, giải trí, thể thao, ...
Câu 10 /Bài 6: Em đã rơi vào những tình huống căng thẳng nào? Cách em thoát khỏi tình huống đó là gì?
Trả lời:
Em hay bị căng thẳng trong học tập do áp lực điểm số và khối lượng bài tập quá nhiều.
Cách khắc phục: em lập 1 thời gian biểu hợp lý giữa việc học và việc giải trí, trong quá trình học nếu em có khó khăn gì em sẽ tâm sự với bố mẹ, bạn bè và thầy cô và tham khảo lời khuyên từ họ. Ngoài ra mỗi khi căng thẳng em thường viết nhật ký.
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Câu 11 /Bài 6: A là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, A đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy A cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn để bạn vượt qua được trạng thái căng thẳng tiêu cực.
Câu 12 /Bài 6: Gần đây, T nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt xuất hiện mụn, T cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T, em nên chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ: trò chuyện, chia sẻ và động viên T, giúp T hiểu rằng: những thay đổi về ngoại hình là do bản thân T đang ở tuổi dậy thì, nên không cần lo lắng quá.
Câu 13/Bài 6: P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy cẳng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử: bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo quản đồ. Em không nên dấu diếm hoặc nói dỗi bố mẹ, vì việc đó sẽ khiến cho bản thân căng thẳng hơn.
Câu 14/Bài 6: Ngoài việc học ở trường, T thường phải đi học thêm ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến T cảm thấy mệt mỏi. Mỗi kì kiểm tra tới, lượng kiến thức ôn tập càng nhiều khiến T càng thấy căng thẳng, lo sợ. Trong trường hợp này, nếu là T, em không nên lựa chọn cách ứng xử nào?
Trả lời:
Nguyên nhân khiến T trở nên căng thẳng là do áp lực học tập, thi cử. Do đó, trong trường hợp này, nếu là T, em sẽ không lựa chọn cách ứng xử là: đăng kí học thêm. Em nên sẽ thiết lập kế hoạch học tập hợp lí để đảm bảo cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, giải trí; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)
Câu 15/Bài 6: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A nên khắc phục như nào?
Trả lời:
Bạn A không biết ứng phó với tâm lí căng thẳng: lo sợ, bất an nên vùi đầu vào xem phim, chơi điện tử kết quả là kết quả học tập sa sút.
Cách khắc phục: A nên trò chuyện với bố mẹ và tìm cách để bố mẹ không bất hòa nữa, A nên chú tâm vào học tập để không ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Câu 16/Bài 6: Em hãy lấy ví dụ về các tình huống căng thẳng và hướng giải quyết của tình huống đó.
Trả lời:
Tình huống 1: hải căng thẳng khi phải hùng biện trước toán trường.
- Cách ứng phó: Hải hít thở sâu và tự nhủ rằng bản thân sẽ làm tốt vì đã luyện tập chăm chỉ.
- Kết quả: Hải đã có phần thi ấn tượng và nhận được kết quả tốt.
Tình huống 2: Mai lo sẽ bị bố mẹ trách phạt vì làm mất đồng hồ đeo tay.
- Cách ứng phó: chạy tập thể dục quanh nhà.
- Kết quả: Mai bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn.
Tình huống 3: Tuấn căng thẳng vì sợ bốm mẹ biết kết quả học tập sẽ thất vọng.
- Cách ứng phó: bình tĩnh và tự nhủ bản thân sẽ làm tốt hơn.
- Kết quả: Tuấn bình tĩnh hơn và nói chuyện với bố mẹ.
=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng