Câu hỏi tự luận Công dân 7 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP BÀI 7+8+9+0

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – QUẢN LÍ TIỀN – PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

Câu 1: Thế nào là bạo lực học đường?

Trả lời:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Câu 2: Nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường: Sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,…

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi, sự thiếu hụt kỹ năng sống,…

Câu 3: Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Trả lời:

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khỏe và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

Câu 4: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.

Trả lời:

- Kiến nghị:

+ Tổ chức hội thi Tìm hiểu về các biện pháp phòng/ chống bạo lực học đường

+ Thi thiết kế tranh cổ động để tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường

- Giải thích: thông qua việc tổ chức hội thi có thể giúp các bạn học sinh trang bị thêm kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường; đồng thời tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh.

Câu 5: Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

Trả lời:

- Tình huống: Trong một buổi giao lưu bóng đá giữa lớp 7A và lớp 7B, vì không nhìn rõ tình huống chơi bóng bằng tay, trọng tài đã quyết định bàn thắng cho đội 7B. Kết quả chung cuộc là lớp 7A đã thua. Ngay sau đó, các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A đã chặn đường các cầu thủ đội 7B để gây gổ, đánh nhau.

- Suy nghĩ: Hành động của các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A là không đúng.

- Bài học: trong mọi trường hợp cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc; thực hiện hòa giải mâu thuẫn bằng con đường hòa bình.

Câu 6: Thế nào là quản lý tiền? Thế nào là quản lý tiền hiệu quả?

Trả lời:

- Quản lý tiền là cách kiểm soát tiền, quản lý việc sử dụng tiền sao cho hợp lý nhất.

- Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

Câu 7: Ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả là gì?

Trả lời:

- Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

- Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lý.

Câu 8: Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Trả lời:

Bản thân em đã có các khoản thu là:

- Tiền lì xì ngày tết.

- Tiền thưởng từ nhà trường.

- Tiền bố mẹ cho.

- Tiền thu gom bán giấy vụn.

Các khoản tiền đó chủ yếu đến từ người lớn cho hoặc có thành tích nhà trường khen thưởng.

Câu 9: Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có em thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

Trả lời:

Em đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền từ năm ngoái bằng cách bỏ tiền vào lợn đất của mình. Thói quen đó vẫn đang được duy trì cho tới hiện tại. Em thường cố gắng gom lại những đồng tiền lẻ sau khi đi chợ hoặc mua đồ hoặc số tiền tiêu vặt bố mẹ cho nhét bỏ lợn. Số tiền lẻ đó tuy nhỏ nhưng sau một thời gian tăng lên đáng kể. Có khi , em nghĩ đến việc lấy lại số tiền đã nhét vào lợn ra tiêu tạm, thế nên em thường giấu con heo đất ở trong phòng hay ở nơi nào mà tôi ít nhìn thấy nó nhất trong ngày.

Câu 10: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lý và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình.

Trả lời:

Khoản chi tiêu

Mức tiền (vn đồng)

Mua đồ dùng học tập

100 000

Tiết kiệm

300 000

Tiền ăn sáng (1 tháng)

200 000

Ủng hộ quỹ từ thiện

50 000

Mua giày

200 000

Chi phí phát sinh

150 000

Câu 11: Thế nào là tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

Câu 12: Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.

Trả lời:

Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…

Câu 13: Nêu những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Những biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội là:

Sống lành mạnh

Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh

Chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của nhà nước...

Câu 14: Nêu các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương mà em biết

Trả lời:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy cụ thể: tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, các chất tân dược gây nghiện, hình thức đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của xã hội về tệ nạn ma túy.

+ Chính quyền địa phương, gia đình, xã hội cần có sự phối hợp, trong công tác phòng, chống ma túy nhằm hạn chế tình hình nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ mặc cảm của người nghiện ma túy khi trở về xã hội, giúp họ có sự hòa nhập cộng đồng khi trở về từ các cơ sở cai nghiện; đồng thời, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trên giúp họ có môi trường làm việc, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo cuộc sống; để họ tái hòa nhập cộng đồng, tránh xa con đường tái nghiện.

+ Phản ánh, biểu dương, nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn giúp đỡ người cai nghiện, người sau cai, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, học nghề, vay vốn, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả.

+ Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi tạo môi trường lành mạnh, để họ tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo, sa ngã vào ma túy.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội.

+ Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình; bản thân người nghiện phải có nghị lực, rèn luyện, tu dưỡng để tránh xa tệ nạn ma túy.

+ Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.

Câu 15: Đóng vai và giải quyết tình huống: Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền

Trả lời:

Em sẽ từ chối và lấy một lí do là đi công việc giúp mẹ hoặc lên kế hoạch làm việc khác rồi. Đồng thời, khuyên các bạn không nên lạm dụng trò chơi điện tử để đánh ăn tiền. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 16: Gia đình là gì?

Trả lời:

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu 17: Nêu vai trò của gia đình.

Trả lời:

Gia đình có vai trò:

- Duy trì nòi giống, kinh tế

- Tổ chức đời sống gia đình

- Nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu

- Góp phần phát triển xã hội

- Là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp khó khăn.

Câu 18: Tại sao pháp luật nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

Trả lời:

Để mỗi thành viên thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình.

Hạn chế được các tệ nạn xã hội do bố mẹ bỏ bê, ít quan tâm…

Câu 19: Hân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó như nhiều gia đình nông dân khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong gia đình Hân, bà nội thường xuyên đau yếu từ mấy năm nay nên bố mẹ Hân phải vất vả kiếm sống để nuôi chị em Hân và chăm sóc bà nội. Thương bà, Hân tự nguyện vừa đi học vừa chăm sóc bà thay bố mẹ.

Thấy Hân chăm sóc bà, có bạn nói : “Việc làm này của Hân là biểu hiện của đạo đức, không phải là biểu hiện về nghĩa vụ của công dân trong gia đình”. Theo em, ý kiến của bạn nêu trên là đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Trả lời:

Ý kiến của bạn trên là sai. Bởi vì, con cháu có nghĩa vụ và bổn phận khi ông bà đau yếu, có thể thực hiện trách nhiệm thay hoặc cùng với bố mẹ.

Câu 20: Được bố mẹ nuông chiều từ bé, càng ngày Chiến càng hư. Chiến học kém, hay trốn học, lại hay la cà ngồi ở quán nước, phì phèo hút thuốc theo mấy đứa trẻ hư khác. Có người hỏi tại sao hố mẹ Chiến lại chiều con quá như vậy thì bố Chiến phản bác lại rằng cha mẹ không có lỗi gì trong việc Chiến trở thành một đứa trẻ hư, mà đó là tại xã hội có nhiều tệ nạn.

Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý vì bố bạn Chiến hoàn toàn sai. Vì không những không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái mà còn đổ lỗi cho xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay