Câu hỏi tự luận Công dân 7 kết nối Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4+5+6

GIỮ CHỮ TÍN – BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ - ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

Câu 1: Nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng.

Trả lời:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;

+ Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;

+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;...

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối

+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;

+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...

Câu 2: Những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra.

Trả lời:

- Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.

Câu 3: Trình bày các biện pháp ứng phó căng thẳng.

Trả lời:

- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…

- Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

- Suy nghĩ tích cực.

- Viết nhật kí.

- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.

- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lý.

- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lý, bác sĩ tâm lý.

Câu 4: Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong học tập?

Trả lời:

Lời khuyên cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng:

- Thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu mong muốn và suy nghĩ của bản thân.

- Dành thời gian học tập phù hợp, giải trí, thể thao, ...

Câu 5: Em đã rơi vào những tình huống căng thẳng nào? Cách em thoát khỏi tình huống đó là gì?

Trả lời:

Em hay bị căng thẳng trong học tập do áp lực điểm số và khối lượng bài tập quá nhiều.

Cách khắc phục: em lập 1 thời gian biểu hợp lý giữa việc học và việc giải trí, trong quá trình học nếu em có khó khăn gì em sẽ tâm sự với bố mẹ, bạn bè và thầy cô và tham khảo lời khuyên từ họ. Ngoài ra mỗi khi căng thẳng em thường viết nhật ký.

Câu 6: P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy căng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Trả lời:

Trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử: bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo quản đồ. Em không nên dấu diếm hoặc nói dỗi bố mẹ, vì việc đó sẽ khiến cho bản thân căng thẳng hơn.

Câu 7: Em hãy lấy ví dụ về các tình huống căng thẳng và hướng giải quyết của tình huống đó.

Trả lời:

Tình huống 1: hải căng thẳng khi phải hùng biện trước toán trường.

- Cách ứng phó: Hải hít thở sâu và tự nhủ rằng bản thân sẽ làm tốt vì đã luyện tập chăm chỉ.

- Kết quả: Hải đã có phần thi ấn tượng và nhận được kết quả tốt.

Tình huống 2: Mai lo sẽ bị bố mẹ trách phạt vì làm mất đồng hồ đeo tay.

- Cách ứng phó: chạy tập thể dục quanh nhà.

- Kết quả: Mai bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn.

Tình huống 3: Tuấn căng thẳng vì sợ bố mẹ biết kết quả học tập sẽ thất vọng.

- Cách ứng phó: bình tĩnh và tự nhủ bản thân sẽ làm tốt hơn.

- Kết quả: Tuấn bình tĩnh hơn và nói chuyện với bố mẹ.

Câu 8: Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ  và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa  có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Câu 9: Những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời:

Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

Không đập phá di sản văn hóa

giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa

Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

Câu 10: Những hành vi thể hiện việc không bảo tồn di sản văn hóa

Trả lời:

Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ

Vứt rác bừa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử

Câu 11: Em có đồng ý với quan điểm sau không; “Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa”

Trả lời:

- Không đồng tình với ý kiến vì: ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận còn có những danh lam thắng cảnh, lễ hội, … chưa được công nhận tại các địa phương những vẫn được gọi là di sản văn hóa, như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Đền Trần (Thái Bình), Hồ Ba Bể, dân ca Sán Chi (Bắc Giang)

Câu 12: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

  2. b) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.

  3. c) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  4. d) Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến a). Vì: Di sản văn hóa bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể => chúng ta cần bảo về, gìn giữ và phát huy cả 2 loại di sản văn hóa trên.

- Không đồng tình với ý kiến b). Vì: mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa bằng cách ngăn chặn hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Đồng tình với ý kiến c). Vì: việc bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới.

- Không đồng tình với ý kiến d). Vì: bất cứ di sản văn hóa nào cũng cần được bảo vệ, giữ gìn để góp phần tạo lên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 13: Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

Trả lời:

- Em sẽ khuyên bố nên thông báo cho chính quyền và mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

- Vì đây là một cổ vật có giá trị, là tài sản quốc gia, có thể được đánh giá là di sản văn hóa. Chúng ta nên bảo vệ di sản văn hóa. Nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 14: Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mỹ quan.

Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.

  1. a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?

  2. b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?

Trả lời:

- Em không đồng ý với những việc làm trên.

- Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mỹ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa.

- Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,...

Câu 15: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo gợi ý sau:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

Trả lời:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

Nghề

truyền thống

nặn tò he

- Vận động mọi người tham gia CLB nặn tò he của địa phương, để được các nghệ nhân truyền dạy kỹ thuật, kinh nghiệm, …

- Học tập, đổi mới các hình tượng tò he cho phù hợp với thị hiếu hiện tại của người tiêu dùng.

- Lập 1 Fanpage trên mạng xã hội Facebook để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật nặn tò he tới mọi người.

Câu 16: Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Trả lời:

- Địa phương nơi em sinh sống là Hà Nội. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa, tiêu biểu là:

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Chùa Một Cột

+ Cột cờ Hà Nội

+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám,

+ Đền Quán Thánh, …

- Để bảo vệ các di sản văn hóa đó, em đã làm:

+ Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa.

+ Không vứt rác bừa bãi khi tham quan các di sản văn hóa.

+ Tham gia làm tình nguyện quét dọn trong chùa.

+ Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di sản văn hóa.

Câu 17: Nêu những biểu hiện của việc không giữ chữ tín.

Trả lời:

- Một số biểu hiện của không giữ chữ tín

+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân

+ Hứa nhưng không thực hiện

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm

+ Không tuân thủ quy định.

Câu 18: Hậu quả của việc không giữ chữ tín là gì?

Trả lời:

Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác.

Câu 19: Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

Trả lời:

Chúng ta cần giữ chữ tín để nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, hợp tác dễ thành công hơn trong cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 20: A đến nhà B giảng lại bài cho B hiểu nhưng vì mẹ A đột nhiên bị ốm nên A không đến được. Theo em, A như vậy có phải là không giữ chữ tín không? Vì sao?

Trả lời:

Trong tình huống này A là người giữ chữ tín vì A đã giữ lời hứa là đến nhà B để giảng lại bài,nhưng vì mẹ A bị sốt và bạn phải chăm sóc mẹ bạn, chứ không phải bạn không muốn đến nhà B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay