Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 kết nối tri thức.

BÀI 7: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 7: Thế nào là bạo lực học đường?

Trả lời:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Câu 2/Bài 7: Nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường: Sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,…

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống,…

Câu 3 /Bài 7: Hậu quả của bạo lực học đường là gì?

Trả lời:

Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng, như tạo ra các cá nhân trẻ tuổi có nguy cơ trở thành người lớn có vấn đề về hành vi và tình thần. Nó cũng có thể tạo ra một vòng lặp bạo lực trong xã hội, gây ra rối loạn trật tự công cộng và làm suy yếu môi trường hòa bình.

Câu 4 /Bài 7: Nêu những biểu hiện của bạo lực học đường.

Trả lời:

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.

Câu 5 /Bài 7: Nêu cách ứng phó với bạo lực học đường?

Trả lời:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khỏe và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

Câu 6 /Bài 7: Nêu các cách phòng, chống bạo lực học đường

Trả lời:

- Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chứng kiến hành vi bạo lực, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.

- Học sinh có hành vi bạo lực học được phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7 /Bài 7: Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Trả lời:

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

Câu 8/Bài 7: Theo em người thực hiện hành vi bạo lực học đường thường là ai?

Trả lời:

Theo em,, người thực hiện các hành vi bạo lực học đường thường là học sinh. Những hành vi đó thường xảy tại trên trường trên lớp. Nguyên nhân chủ yếu là do những xích mích, va chạm không giải quyết được. Để khắc phục được tình trạng trên cần có quy định nghiêm ngặt về bạo lực học đường.

Câu 9 /Bài 7: Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?

Trả lời:

Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học.

 

Câu 10 /Bài 7: Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau: Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.

Trả lời:

Cách xử lý:

+ Nhanh chóng báo cho thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ

+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, không reo hò, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng rời khỏi vị trí sắp xảy ra bạo lực.

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 11 /Bài 7: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.

Trả lời:

Kiến nghị:

+ Tổ chức hội thi Tìm hiểu về các biện pháp phòng/ chống bạo lực học đường

+ Thi thiết kế tranh cổ động để tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường

- Giải thích: thông qua việc tổ chức hội thi có thể giúp các bạn học sinh trang bị thêm kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường; đồng thời tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh.

Câu 12 /Bài 7: Theo em phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường?

Trả lời:

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường;

- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường;

- Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.

 

Câu 13/Bài 7: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?

Trả lời:

- Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ:

+ Can ngăn các bạn không nên thực hiện hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng thông báo sự việc cho thầy cô giáo, gia đình của các bạn hoặc trình báo cơ quan chức năng.

+ Động viên, an ủi đối với bạn bị bạo lực và khuyên nhủ bạn không nên tìm cách trả thù, đánh lại hay tỏ thái độ thách thức.

+ Không cổ vũ hoặc lôi kéo các bạn khác tham gia vào hành vi bạo lực học đường

Câu 14/Bài 7: Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?

Trả lời:

Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội chính là hành vi bạo lực học đường vì bạn đã vi phạm quyền riêng tư của người khác khi tự ý đăng ảnh người ta lên và dùng những lời lẽ xúc phạm làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người đó.

4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 15/Bài 7: Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

Trả lời:

- Tình huống: Trong một buổi giao lưu bóng đá giữa lớp 7A với lớp 7B, vì không nhìn rõ tình huống chơi bóng bằng tay, trọng tài đã quyết định bàn thắng cho đội 7B. Kết quả chung cuộc là lớp 7A đã thua. Ngay sau đó, các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A đã chặn đường các cầu thủ đội 7B để gây gổ, đánh nhau.

- Suy nghĩ: Hành động của các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A là không đúng.

- Bài học: trong mọi trường hợp cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc; thực hiện hòa giải mâu thuẫn bằng con đường hòa bình.

Câu 16/Bài 7: Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chế N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm. Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

Trả lời:

Hành vi thóa mạ, bịa đặt sai sự thật của các bạn trong lớp về N là hành vi bạo lực học đường. Hành vi này đã gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của N, khiến N rơi vào trạng thái trầm cảm.

Câu 17/Bài 7: Nếu em là nạn nhân của bạo lực học đường (bị châm chọc,đe doạ,cô lập,bắt nạt,....)thì em sẽ giải quyết như thế nào?Em có tìm sự trợ giúp từ ai không?

Trả lời:

Nếu là nạn nhân của bạo lực học đường, em sẽ:

+ Báo cáo lại cho thầy cô và cha mẹ để tìm cách giải quyết kịp thời

+ Không sợ hãi khi bị bạo lực hoc đường, bình tĩnh tìm cahs ứng phó

+ Khuyên nhủ bạn , nếu trong trường hợp bị bạo lực thường xuyên có thể xin chuyển trường và báo cáo lên các cơ quan bảo vệ trẻ em

- Để ứng phó với bạo lực học đường: 

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp. 

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác. 

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay