Câu hỏi tự luận Công dân 7 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP BÀI 7+8+9+10
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – QUẢN LÍ TIỀN – PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1: Nêu cách ứng phó với bạo lực học đường?
Trả lời:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khỏe và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
Câu 2: Nêu các cách phòng, chống bạo lực học đường
Trả lời:
- Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chứng kiến hành vi bạo lực, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.
- Học sinh có hành vi bạo lực học được phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?
Trả lời:
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học.
Câu 4: Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau: Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.
Trả lời:
Cách xử lý:
+ Nhanh chóng báo cho thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ
+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, không reo hò, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.
+ Nhanh chóng rời khỏi vị trí sắp xảy ra bạo lực.
Câu 5: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?
Trả lời:
- Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ:
+ Can ngăn các bạn không nên thực hiện hành vi bạo lực học đường.
+ Nhanh chóng thông báo sự việc cho thầy cô giáo, gia đình của các bạn hoặc trình báo cơ quan chức năng.
+ Động viên, an ủi đối với bạn bị bạo lực và khuyên nhủ bạn không nên tìm cách trả thù, đánh lại hay tỏ thái độ thách thức.
+ Không cổ vũ hoặc lôi kéo các bạn khác tham gia vào hành vi bạo lực học đường
Câu 6: Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu rếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?
Trả lời:
Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội chính là hành vi bạo lực học đường vì bạn đã vi phạm quyền riêng tư của người khác khi tự ý đăng ảnh người ta lên và dùng những lời lẽ xúc phạm làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người đó.
Câu 7: Nếu em là nạn nhân của bạo lực học đường (bị châm chọc,đe dọa,cô lập,bắt nạt,....)thì em sẽ giải quyết như thế nào?Em có tìm sự trợ giúp từ ai không?
Trả lời:
Nếu là nạn nhân của bạo lực học đường, em sẽ:
+ Báo cáo lại cho thầy cô và cha mẹ để tìm cách giải quyết kịp thời
+ Không sợ hãi khi bị bạo lực học đường, bình tĩnh tìm cách ứng phó
+ Khuyên nhủ bạn , nếu trong trường hợp bị bạo lực thường xuyên có thể xin chuyển trường và báo cáo lên các cơ quan bảo vệ trẻ em
- Để ứng phó với bạo lực học đường:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lý nếu thấy có sự bất ổn.
Câu 8: Nêu lợi ích của việc biết tiết kiệm tiền.
Trả lời:
Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng, hơn nữa có thể giúp ta mua được một số món quà tặng người thân, bạn bè.
Câu 9: Nếu không biết tiết kiệm tiền thì hậu quả sẽ như nào?
Trả lời:
Nếu không biết cách tiết kiệm tiền, hậu quả có thể là căng thẳng tài chính, khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tài chính, và có khả năng tích tụ nợ.
Câu 10: Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Trả lời:
- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.
- Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức là chi tiêu có kế hoạch; việc gì cần dùng đền tiền ngay, việc gì chưa cần thiết, phải mua thứ gì và muốn mua thứ gì, và đặc biệt luôn có một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.
Câu 11: Kể tên các đồ là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?
Trả lời:
-Những sản phẩm em mong muốn là ván trượt, điện thoại, pizza, máy ảnh.
- Những thứ em rất cần là sách vở, balo, bánh mì, áo, giày dép, vợt cầu lông.
- Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn em sẽ chọn những sản phẩm em rất cần. Vì đó là những sản phẩm thiết yếu trong quá trình học tập và sinh hoạt của em.
Câu 12: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.
Trả lời:
Một số cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:
-
Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông để bán
-
Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế
-
Bán những sản phẩm tự làm được trong khả năng: vẽ tranh, làm bánh,...
-
Phụ giúp cha mẹ việc nhà và chịu khó học tập để được nhận thưởng
Câu 13: Hãy nêu một số quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội.
Trả lời:
Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021,… Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan,… Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh báo, xử lý hành chính, phạt tù, tử hình,… tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.
Câu 14: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
Trả lời:
Học sinh có trách nhiệm:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương.
Câu 15: Trình bày trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
Trả lời:
-
Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;
-
Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;
-
Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;
-
Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.
-
Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.
Câu 16: Nhà nước cần làm gì để giảm tệ nạn xã hội?
Trả lời:
Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;
Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;
Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;
Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…
Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;
Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;
Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;
Câu 17: Theo em, cách phòng chống tệ nạn xã hội nào là hiệu quả nhất?
Trả lời:
+ Ban hành những văn bản pháp luật:
+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:
+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội:
Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…
+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt.
Câu 18: Bản thân em đã có những biện pháp gì để giúp mình không sa vào tệ nạn xã hội?
Trả lời:
Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và phòng chống tệ nạn xã hội:
-
Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…
Bên cạnh đó, em cũng cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như:
-
Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...
-
Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;
-
Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý
-
Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn
-
Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
Câu 19: Đóng vai và giải quyết tình huống: Một người nhờ em mang hộ túi đồ đến địa điểm nào đó
Trả lời:
Em sẽ từ chối khéo léo. Em sẽ đưa ra những lí do viện cớ mình cũng đang bận không thể giúp đỡ được. Bởi mình không biết người nhờ mình là ai, và đó là túi đồ gì. Nếu chẳng may chất cấm thì mình sẽ trở thành người vi phạm pháp luật.
Câu 20: Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ, ông bà?
Trả lời:
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.